0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ bảy, 02/04/2022 08:40 (GMT+7)

Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử của Hà Nội

Trải qua hơn 100 năm lịch sử thăng trầm cùng với nhiều biến cố lịch sử lớn. Cầu Long Biên vẫn hiên ngang giữa đất trời và trở thành một biểu tượng vô cùng ý nghĩa đối với người dân Thủ đô.

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua con sông Hồng. Cây cầu nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên của Hà Nội. Do người Pháp xây dựng từ năm 1898 – 1902. Dưới thời Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ là Doumer.

Cầu Long Biên có chiều dài 2.290 m qua sông và 896 m cầu dẫn. Cầu gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ với lối kiến trúc độc đáo. Cây cầu được thiết kế với một đường sắt đơn chạy ở giữa còn hai bên là hai làn đường dành cho xe đạp và người đi bộ.

Ít ai biết được rằng cầu Long Biên từng là cây cầu dài thứ hai trên thế giới. Chỉ đứng sau cầu Brooklyn bắc qua sông East-River của Mỹ lúc bấy giờ. Thậm chí cây cầu còn được gọi là tháp Eiffel nằm ngang của Hà Nội.

Cầu Long Biên đã chứng kiến nhiều dấu mốc quan trọng nhất của dân tộc. Gồm hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

Năm 1945, khi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, cầu Long Biên đã trở thành nhịp dẫn đưa hàng nghìn người dân ngoại ô đến với Bác. Niềm hạnh phúc, tự hào của dân tộc ta đều được cây cầu chứng kiến.

Tiếp đến 10/1954, Hà Nội ngập trong biển cờ hoa mừng ngày giải phóng thủ đô. Một lần nữa Cầu Long Biên cũng đứng đó và chứng kiến niềm hân hoan của dân tộc.

Chỉ 21 năm sau đó, thêm một lần nữa cây cầu chứng kiến niềm vui độc lập, thống nhất đất nước, miền Nam được giải phóng hoàn toàn.

Qua hơn 100 năm lịch sử, cây cầu không còn là khối sắt lạnh lùng. Cầu Long Biên như người bạn đồng hành cùng mỗi người dân và đất nước ta vậy.

Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử của Hà Nội - Ảnh 1
Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử của Hà Nội - Ảnh 2

Thế Hiệp - Thành Long

Bạn đang đọc bài viết Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử của Hà Nội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Du lịch Đà Lạt - Có gì đặc trưng vào cuối năm? (Bài 2)
Đà Lạt mùa nào cũng có những nét riêng, nhưng người dân địa phương và du khách lại thường kháo nhau rằng mùa đẹp nhất ở Đà Lạt là thời điểm cuối năm, khoảng thời gian từ mùa Đông sang Xuân. Thời gian mà cảnh sắc thiên nhiên, khí trời dường như thơ hơn.
Mùa lê trên rẻo cao Hồng Thái
Khi gió thu tràn về cũng là thời điểm quả lê ở xã Hồng Thái (huyện Na Hang, Tuyên Quang) bắt đầu cho thu hoạch. Cây lê đã mang lại thu nhập đáng kể cho đồng bào dân tộc nơi đây.

Tin mới