Trong số 572 hộ dân đủ điều kiện tái định cư và 801 mộ cần cất bốc, Hà Tĩnh sẽ phải xây dựng 28 khu tái định cư, 4 nghĩa trang. Đến nay, Hà Tĩnh đã triển khai xây dựng được 13 khu tái định cư để phục vụ cho cao tốc Bắc – Nam.
Tính đến nay, các địa phương đã cơ bản hoàn thành công tác đo đạc tại thực địa, kiểm kê tài sản trên đất; công tác phê duyệt phương án bồi thường đã thực hiện được 1.702/6.006 ha (đạt 28%). Khối lượng giải ngân đạt 2.303/7.194 tỷ đồng vốn bố trí năm 2022
Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác giải phóng mặt bằng, giải ngân vốn năm 2022 các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 (giai đoạn 2).
Tiến độ các dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc - Nam đang được đẩy nhanh hơn bất cứ lúc nào. Hiện đang trong giai đoạn nước rút đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành 4 dự án thành phần trong năm nay.
Điều hành phiên chất vấn về lĩnh vực giao thông sáng ngày 9/6, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nêu rõ việc điều chỉnh giá vật liệu chậm ở đâu và làm rõ việc sử dụng cát biển để đắp nền đường.
Việc hoàn thành đúng tiến độ các công trình dự án giao thông quan trọng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đặc biệt là đối với những địa phương có công trình giao thông đi qua.
Theo Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, giá vật liệu xây dựng biến động mạnh đang gây ảnh hưởng lớn đến các dự án đầu tư công, hoặc hợp tác đầu tư công. Nhất là dự án quản lý phức tạp như dự án cao tốc Bắc Nam khu vực phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Sau một năm dài ngủ đông, thị trường xây dựng "thức giấc", nhiều chuyên gia dự báo, thời gian tới, cùng với giá nguyên liệu tăng, việc các dự án đầu tư công, bất động sản được đẩy tiến độ xây dựng, giá thép có thể tiếp tục neo cao.
Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 có 3/12 dự án thành phần đi qua địa phận tỉnh Bình Định, tổng mức đầu tư hơn 45.600 tỷ đồng.
Năm 2021, có tới 30 bộ và 16 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 65%. Trong đó, có 20 bộ và 6 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 50%. Đáng chú ý, vẫn còn 3 bộ có tỷ lệ giải ngân dưới 10% kế hoạch vốn được giao.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông, sửa chữa mặt cầu Thăng Long, sửa chữa đường băng tại 2 sân bay lớn nhất nước, cao tốc La Sơn - Túy Loan... là những dự án giao thông lớn đã về đích trong năm nay.
Năm 2022, nhiều dự án thành phần thuộc đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông (654km) đi qua 13 tỉnh, thành phố dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng như đoạn cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận; cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn; cao tốc Cam Lộ - La Sơn;...
Các đoạn tuyến cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau có chiều dài khoảng 109km, quy mô 4 làn xe là 2/12 dự án thành phần được đề xuất đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2021 - 2025 theo Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bộ GTVT đề nghị bố trí hơn 120.746 tỷ đồng từ chương trình phục hồi và phát triển KT-XH cho 6 dự án giao thông trọng điểm. Trong đó, năm 2022 là hơn 2.250 tỷ đồng, năm 2023 là 49.206 tỷ đồng, năm 2024 là hơn 69.289 tỷ đồng.
Dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo là dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2021 triển khai theo phương thức đối tác công tư (PPP) đầu tiên hoàn thành việc thu xếp vốn.
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án khởi công mới dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, dự kiến sẽ triển khai 67 dự án khởi công mới.
Trong 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất 8 dự án đầu tư công và 4 dự án theo hình thức đối tác công - tư.
Trong những năm trở lại đây, đầu tư làm đường cao tốc là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh và khó khăn như hiện nay, lấy tiền từ đâu để làm đường cao tốc là câu hỏi không dễ trả lời.