0915 15 67 76 [email protected]
Thứ năm, 24/02/2022 08:28 (GMT+7)

Giá thép có thể tiếp tục 'neo cao' nhờ các dự án đầu tư công?

Sau một năm dài ngủ đông, thị trường xây dựng "thức giấc", nhiều chuyên gia dự báo, thời gian tới, cùng với giá nguyên liệu tăng, việc các dự án đầu tư công, bất động sản được đẩy tiến độ xây dựng, giá thép có thể tiếp tục neo cao.

Giá thép xây dựng liệu có "bứt phá mạnh" trong năm 2022?

Ngành thép vừa có một năm hứng khởi khi giá tăng hơn 40% so với hồi đầu năm, dù lượng tiêu thụ nội địa bị chững lại vì đại dịch Covid-19. Đến tháng 12/2021, giá thép xây dựng tuy có giảm nhẹ 200-300 đồng/kg nhưng vẫn đứng ở mức 15.900-16.000 đồng/kg.

Nhiều doanh nghiệp trong ngành như: Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim đã có một năm bứt tốc nhờ giá bán tăng và đẩy mạnh kênh xuất khẩu. Câu hỏi đặt ra là năm 2022, giá thép sẽ diễn biến như thế nào, liệu có "phá đỉnh" so với năm 2021?

tm-img-alt
Giá thép có thể tiếp tục neo cao nhờ các dự án đầu tư công. (Ảnh minh họa)

Một số chuyên gia cho rằng, mặt bằng giá thép sẽ tiếp tục neo ở mức cao, ít nhất trong nửa đầu năm 2022.

Lý do, nhiều dự án bất động sản đang trong quá trình triển khai đã bị hoãn lại do ảnh hưởng giãn cách xã hội, nhưng từ đầu năm sau, các dự án này sẽ nhanh chóng được triển khai để đáp ứng yêu cầu về tiến độ đã cam kết với khách hàng.

Năm 2022 sẽ chứng kiến nhiều dự án đầu tư công có quy mô lớn khởi công, đáng kể, nhất là các tuyến cao tốc Bắc - Nam, sân bay quốc tế Long Thành và các tuyến vành đai... sẽ giúp lượng thép tiêu thụ phục hồi mạnh mẽ trong thời kỳ thích ứng với đại dịch Covid-19. Nhìn chung, những tín hiệu tích cực từ động lực đầu tư công và sự phục hồi ngành bất động sản trên toàn quốc sẽ giúp ngành thép tiếp tục sôi động.

Động lực giúp thúc đẩy cho ngành thép tăng trưởng

Nếu như năm 2021, động lực tăng trưởng ngành thép là từ tăng cường xuất khẩu thì năm nay, ngành kỳ vọng nhiều vào các dự án đầu tư công và nền kinh tế được tái mở cửa. Cụ thể, đầu tư công vào các dự án cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy nhu cầu thép trong nước, đặc biệt là thép xây dựng.

Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được Quốc hội thông qua, tổng vốn kế hoạch đầu tư công đạt 2,8 triệu tỷ đồng, tăng 43,5% so với kế hoạch giai đoạn 2016-2020.

Các dự án giao thông chiếm tỷ trọng lớn nhất khi tổng chi cho các dự án giao thông đạt hơn 570 nghìn tỷ đồng, tương đương 42,3% ngân sách trung ương.

Theo thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong tháng 1/2022, tình hình sản xuất thép xây dựng đạt kết quả tốt so với tháng trước và cùng kỳ 2021.

Sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 1/2022 đạt hơn 1,12 triệu tấn, tăng 11,19% so với tháng 12/2021 và ngang mức cùng kỳ 2021. Tiêu thụ đạt hơn 1,05 triệu tấn, tăng 1,55% so với tháng trước đó và tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu thép trong tháng 1 đạt gần 232.000 tấn, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021.

Thực tế, ngay từ đầu năm mới và trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn duy trì hoạt động xuất khẩu thép với sản lượng lớn qua các cảng biển.

Đơn cử, đầu tháng 2/2022, Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất đã ký hợp đồng xuất khẩu lô thép cuộn cán nóng (HRC) đầu tiên tới Italy với khối lượng 35.000 tấn... Trong khi đó, hiện có rất nhiều khách hàng nước ngoài muốn đặt mua HRC được sản xuất tại Việt Nam nhưng doanh nghiệp trong nước chưa thể đáp ứng hết nhu cầu của thị trường do năng lực sản xuất mặt hàng này còn hạn chế.

Với nhu cầu tăng cao về xây dựng, đầu tư, VSA dự báo, thị trường thép trong nước tăng trưởng 15-20% trong năm 2022.

Bạn đang đọc bài viết Giá thép có thể tiếp tục 'neo cao' nhờ các dự án đầu tư công?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gợi ý 5 cổ phiếu đầu tư trong tháng 6
Nhà đầu tư có thể tận dụng các phiên điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu, ưu tiên cổ phiếu có câu chuyện tăng trưởng hoặc được hưởng lợi từ chính sách và xu hướng lãi suất giảm như nhóm chứng khoán, ngân hàng, đầu tư công, hạ tầng năng lượng.
Cơ hội cho hạt gạo Việt chinh phục thị trường châu Phi
Để đáp ứng nhu cầu về gạo ước khoảng trên 42,2 triệu tấn trong năm 2023, châu Phi dự kiến sẽ nhập khẩu khoảng 17,7 triệu tấn. Nguồn gạo nhập khẩu chính của châu Phi vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào các nước Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam.
Thu hút FDI 5 tháng đầu năm 2023 đạt gần 11 tỷ USD
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến 20/05/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt khoảng 10,86 tỷ USD.

Tin mới

Vietcombank cấp gói tín dụng hơn 9.300 tỷ đồng cho CII
Việc được chấp thuận cấp tín dụng trung và dài hạn với giá trị rất lớn từ Vietcombank sẽ mở ra cơ hội cho CII tiếp tục thực hiện tái cấu trúc dòng tiền của các dự án đã đi vào khai thác để có thể nhanh chóng thu hồi vốn, tái cấu trúc dự án mới.
Gợi ý 5 cổ phiếu đầu tư trong tháng 6
Nhà đầu tư có thể tận dụng các phiên điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu, ưu tiên cổ phiếu có câu chuyện tăng trưởng hoặc được hưởng lợi từ chính sách và xu hướng lãi suất giảm như nhóm chứng khoán, ngân hàng, đầu tư công, hạ tầng năng lượng.