Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 452/CĐ-TTg về việc tiếp tục rà soát danh mục và khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, với sự vào cuộc và quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng, công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 sẽ hoàn thành theo đúng tiến độ và đạt tỷ lệ cao nhất khi hết năm ngân sách.
Tiếp tục chương trình công tác tại Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc điện đàm với Phó Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bà Antoinette Monsio Sayeh.
Việt Nam đã tăng 30 bậc trong bảng xếp hạng Chỉ số phục hồi Covid-19, vươn lên ngang với Nhật Bản, Singapore, Canada và Italy. Sự phục hồi nhanh sau Covid-19 đã giúp Việt Nam khẳng định vị thế là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương liên quan căn cứ nguyên tắc, tiêu chí sử dụng nguồn vốn để tập trung rà soát, hoàn thiện danh mục dự án.
Nhiều doanh nghiệp đang mong chờ các chính sách hỗ trợ được thực hiện để tạo động lực phục hồi kinh tế, nhất là chính sách trong gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng.
Để ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội sau dịch bệnh Covid-19, đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương cho rằng, cần tăng năng suất lao động bằng cách tăng lương, phát huy năng lực sản xuất của nền kinh tế...
Theo các chuyên gia, chính sách tài khóa, tiền tệ sẽ góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tạo cú hích để kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trên đà phục hồi và phát triển, tuy nhiên lại đang vấp phải 2 vấn đề đó là đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế thế giới đang chững lại và rủi ro về bất ổn kinh tế vĩ mô; trong đó, lạm phát là rất lớn.
Theo các chuyên gia của Ngân hàng Standard Chartered, Việt Nam vẫn tiếp tục là một trung tâm sản xuất và một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu mặc cho những thách thức liên quan đến căng thẳng địa chính trị và tình hình dịch bệnh.
Theo các chuyên gia, tăng lương thời điểm này vừa là để hỗ trợ người lao động, nhưng đồng thời cũng để hỗ trợ người sử dụng lao động. Bởi lẽ, tăng lương tạo động lực tăng năng suất lao động, giữ chân người lao động ở lại với doanh nghiệp.
Hậu quả kinh tế của cuộc xung đột tại Ukraine không chỉ giới hạn ở các quốc gia liên đới trực tiếp mà có thể tạo nên cuộc khủng hoảng ở quy mô chưa từng có với nền kinh tế toàn cầu.
Căng thẳng giữa Nga-Ukraine không chỉ gây ra bất ổn khu vực mà còn có thể mang lại những hậu quả toàn cầu, với nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng năng lượng và tình trạng mất an ninh lương thực, đe dọa đà phục hồi của nền kinh tế thế giới.
Được xem là trợ lực quan trọng để đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng, các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đang được cơ quan chức năng được triển khai rất quyết liệt.
Có 46 bộ, cơ quan trung ương và địa phương báo cáo đề xuất bổ sung dự toán và kế hoạch đầu tư công năm 2022 cho các dự án được giao Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, với tổng số vốn là trên 20.450 tỷ đồng.
Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu được đề xuất đầu tư từ vốn ngân sách trung hạn giai đoạn 2020 - 2025 và Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 6.029 tỷ đồng.
TP.HCM đã thực hiện triển khai một số giải pháp, hoàn thiện các cơ sở vật chất để tổ chức phục vụ cho việc đón khách quốc tế, đồng thời ban hành các tiêu chí đối với các cơ sở lưu trú, điểm tham quan du lịch, nhà hàng, các công ty lữ hành…
Năm 2022, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam được kỳ vọng sẽ khởi sắc trở lại nhờ những chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn và chủ trương mở cửa trở lại nền kinh tế sau hai năm đóng cửa bởi dịch bệnh Covid-19.
Chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh được coi là những nền tảng quan trọng giúp kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh chóng.