0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Chủ nhật, 17/10/2021 14:05 (GMT+7)

Nhìn lại chặng đường 3 năm đưa thanh long Bình Thuận vào Nhật Bản

Sau hơn 3 năm nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, Bộ Nông - lâm - ngư nghiệp Nhật Bản đã chính thức cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với thanh long Bình Thuận. Đây là một chặng đường dài và đầy khó khăn.

Có thể nói, câu chuyện đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý (CDĐL) thanh long Bình Thuận tại Nhật Bản là một câu chuyện dài và thú vị, giúp Cục Sở hữu trí tuệ thu nhận được nhiều kinh nghiệm quý báu trong công tác hỗ trợ các đặc sản địa phương của Việt Nam vươn ra thế giới, là một bước khiêm tốn mà Cục Sở hữu trí tuệ sẽ nỗ lực để làm được, đó là giúp cho các đặc sản vùng miền gắn tên với các địa danh của Việt Nam được bảo hộ bằng một cơ chế bảo hộ tương đối mạnh, bảo hộ CDĐL.

Thanh long Bình Thuận được tiêu thụ trên thị trường chủ yếu ở dạng trái tươi và một số ít là các sản phẩm đã qua chế biến như: Nước ép thanh long, rượu vang thanh long, thanh long sấy khô, sấy dẻo…

Tuy nhiên, do sản phẩm thanh long tiêu thụ trên thị trường chủ yếu là trái cây tươi, không bảo quản được lâu nên việc tiêu thụ thanh long hiện nay gặp nhiều khó khăn, thị trường nội địa chỉ tiêu thụ khoảng 15% sản lượng, 85% còn lại tập trung cho xuất khẩu. Trong số này, lượng thanh long xuất khẩu chính ngạch chiếm tỉ lệ rất thấp (khoảng 2%-3%), số còn lại tiêu thụ theo phương thức mua bán biên mậu với thương nhân Trung Quốc hoặc bán cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh rồi các doanh nghiệp này trực tiếp xuất khẩu.

thanh long binh thuan

Để nâng tầm danh tiếng, tăng sức cạnh tranh, gia tăng giá trị lợi nhuận, thúc đẩy quá trình phát triển sản phẩm thanh long Bình Thuận, UBND tỉnh Bình Thuận đã giao Sở KH&CN phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan hỗ trợ các hiệp hội nghề nghiệp đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” cho sản phẩm quả thanh long.

Cục Sở hữu trí tuệ đã tung nhiều lực lượng, ở nhiều mặt trận để góp phần đem lại thành công cho việc đăng ký CDĐL thanh long Bình Thuận ở Nhật Bản. Vốn nổi tiếng là một thị trường “khó tính”, cùng những quy định pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý rất khắt khe, việc đăng ký CDĐL thanh long Bình Thuận tại Nhật Bản vô cùng phức tạp.

Vì vậy, để có thể vượt qua được “ngọn thái sơn” này, Cục Sở hữu trí tuệ đã thực hiện việc hỗ trợ qua hai con đường: hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ CDĐL đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật Nhật Bản và tăng cường tác động chính trị để đẩy nhanh quá trình này.

Đáng chú ý, một cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng, có thể coi là có tính chất mở đường cho việc nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho thanh long Bình Thuận vào Nhật Bản, là Bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Sở hữu trí tuệ và Cục Công nghiệp thực phẩm Nhật Bản (Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản).

Theo đó, hai bên cam kết thúc đẩy bảo hộ chỉ dẫn địa lý hai nước và trên cơ sở Bản ghi nhớ, hai bên đã trao đổi, đề xuất lựa chọn mỗi bên 3 sản phẩm để tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại nước còn lại. Thanh long Bình Thuận nằm trong số 3 sản phẩm của Việt Nam được lựa chọn, dựa trên tiêu chí danh tiếng, thị trường tiêu thụ, sự quan tâm của chính quyền địa phương và sản phẩm có hoạt động thương mại xuất nhập khẩu.

Bên cạnh việc tạo dựng cơ sở pháp lý, thực hiện các tác động chính trị cho quá trình đăng ký bảo hộ CDĐL cho thanh long Bình Thuận vào Nhật Bản, Cục Sở hữu trí tuệ, thông qua Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ (Chương trình 68) cũng hỗ trợ việc xây dựng, hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ CDĐL cho thanh long Bình Thuận vào Nhật Bản.

Tiến trình kéo dài hơn 03 năm và thực sự là một quá trình khó khăn. Ngoài lý do khác biệt về pháp luật bảo hộ CDĐL giữa hai quốc gia, hồ sơ thanh long Bình Thuận vướng phải nhiều khó khăn về các thông số kĩ thuật của hồ sơ đơn và khó khăn về năng lực tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

Bạn đang đọc bài viết Nhìn lại chặng đường 3 năm đưa thanh long Bình Thuận vào Nhật Bản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới