TP Hồ Chí Minh: Đột phá để phục hồi kinh tế, giao thông là điểm nghẽn lớn nhất
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được Quốc hội thông qua đã dành nguồn lực lớn cho đầu tư kết cấu hạ tầng, cần bố trí tỉ lệ vốn hợp lý cho TP HCM để giải tỏa những điểm nghẽn giao thông trong nội đô và nội vùng.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy TP.HCM đã lấy lại ngôi vị "quán quân" xuất khẩu của cả nước từ tay Bắc Ninh khi TP thu về gần 9 tỉ USD trong hai tháng qua.
Đây là tín hiệu rất tích cực, được người dân mong và doanh nghiệp (DN) mong đợi, cho thấy TP.HCM đã hồi phục sau cơn bệnh rất nặng do đại dịch COVID-19.
Điều này cũng cho thấy ngay trong thời điểm dịch, TP vừa kiên cường chống dịch vừa chuẩn bị cơ hội sớm nhất để phục hồi, khi thấy có cơ hội kiểm soát được dịch bệnh là TP chuẩn bị ngay kịch bản để phục hồi.
Chính vì vậy, từ đầu năm 2022 đến nay, các hoạt động sản xuất kinh doanh đã phục hồi một cách cơ bản. Đến 15/3 tới, du lịch quốc tế mở cửa hoàn toàn, đường bay quốc tế nối lại bình thường sẽ là cơ hội để TP có những điều kiện phục hồi đầy đủ hơn.
Kim ngạch xuất khẩu tháng 1, 2 năm nay của TP đạt 9 tỉ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái (8 tỉ USD) nói lên rất nhiều điều. Dù kinh tế thế giới hiện nay còn chưa ổn định, chi phí logistics rất cao, giao thương chưa trở về như trước nhưng các DN xuất khẩu TP đã rất nỗ lực để vừa sản xuất vừa chống dịch và khi kiểm soát tốt dịch bệnh, thấy được cơ hội thì DN đã tăng tốc.
Ngay từ đầu năm nay, TP đã ban hành quyết định 132 về trọn bộ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TP giai đoạn 2022 - 2025.
Trao đổi sau tọa đàm "Tạo đột phá để phát triển kinh tế cả nước và TP HCM" do Báo Người Lao Động tổ chức ngày 17/2, TS Vũ Tiến Lộc - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam - nhấn mạnh cơ cấu kinh tế chưa thật sự đổi mới trong khi thiếu nguồn lực để bứt phá đã khiến TP HCM tồn tại nhiều vấn đề phải giải quyết như: ô nhiễm, quá tải trong nội đô, liên kết vùng yếu.
Theo TS Vũ Tiến Lộc, không thể được tháo gỡ nếu địa phương hoặc doanh nghiệp (DN) tư nhân tự đứng ra làm. Một địa phương lớn như TP HCM rất cần nguồn lực bổ sung đủ lớn từ phía trung ương để có thể triển khai được những dự án hạ tầng giao thông xứng tầm giúp giảm ách tắc và đẩy mạnh liên kết với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Do đó, đưa nguồn vốn đầu tư công xứng tầm vào việc tháo điểm nghẽn hạ tầng cho TP HCM đồng thời với việc kích thích thành phố thử nghiệm cải cách thể chế mạnh mẽ hơn nữa là giải pháp quan trọng cần thực hiện" - TS Vũ Tiến Lộc chỉ rõ.
Đồng tình, chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh cũng nói hạ tầng giao thông vẫn là điểm nghẽn lớn nhất của TP HCM và cần được tháo gỡ ngay. Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội do Quốc hội thông qua đã dành nguồn lực lớn cho đầu tư kết cấu hạ tầng.
Tính toán gói hỗ trợ hiệu quả
TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh TP HCM là trung tâm kinh tế năng động nhất cả nước, hội tụ các điều kiện tốt nhất để chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Do đó, Chính phủ, các bộ - ngành cần có cơ chế, chính sách đặc thù để hỗ trợ TP HCM chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Về phía thành phố, cần chủ động hỗ trợ người dân, DN tiếp cận gói hỗ trợ từ phía Chính phủ; giữ mối liên hệ chặt chẽ với kiều bào để thu hút nguồn lực đầu tư, sức mạnh tri thức vào lộ trình khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.
Theo TS Huỳnh Thanh Điền, Trường ĐH Kinh tế TP HCM, kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi tốt là cơ hội thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Nhiều DN nước ngoài cũng đánh giá cao Việt Nam và sẵn sàng bỏ tiền vào đầu tư.