0915 15 67 76 [email protected]
Thứ ba, 21/09/2021 15:27 (GMT+7)

Hà Nội đề xuất xây đường vành đai 4 tuyến trên cao qua Bắc Ninh với kinh phí 135.000 tỷ đồng

Tuyến vành đai 4 – vùng Thủ đô được kỳ vọng kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông và tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Được biết, Chủ tịch UBND 5 tỉnh, thành gồm Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc vừa trình Thủ tướng, xin chấp thuận chủ trương đầu tư đường vành đai 4 – vùng Thủ đô theo phương án toàn tuyến đi trên cao.

tm-img-alt
Ảnh minh họa

Dự án đường vành đai 4 được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chi tiết từ năm 2011 với chiều dài toàn tuyến khoảng 98 km, đi qua 14 huyện của 3 tỉnh: Hà Nội (56,5 km), Hưng Yên (20,3 km) và Bắc Ninh (21,2 km).

Theo tính toán của Hà Nội, để đầu tư toàn tuyến vành đai 4 (tổng chiều dài 98Km), phần kinh phí đầu tư xây dựng theo phương án cao tốc đi bằng khoảng 105.000 tỉ đồng, theo phương án cao tốc đi trên cầu cạn toàn tuyến khoảng 135.000 tỉ đồng (đã bao gồm 2 cầu lớn vượt sông Hồng).

tm-img-alt
Hướng tuyến đường vành đai 4 đi qua các tỉnh

Ngoài ra, phần kinh phí bồi thường, hỗ trợ, GPMB theo chỉ giới 120m khoảng 25.000 tỉ đồng (trong đó, Hà Nội khoảng 16.000 tỉ đồng, Hưng Yên khoảng 3.500 tỉ đồng, Bắc Ninh khoảng 5.500 tỉ đồng).

Tuyến vành đai 4 đi qua, tiếp giáp 5 địa phương với số vốn đầu tư dự kiến xấp xỉ 6 tỷ USD. Vành đai 4 là tuyến giao thông đối ngoại có tính chất kết nối liên vùng và khép kín theo tiêu chuẩn đường cao tốc.

Việc thực hiện tuyến này được kỳ vọng sẽ góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông khu vực đô thị trung tâm của Hà Nội và tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng.

Chủ tịch UBND Hà Nội và các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc cho rằng việc đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 4 – vùng thủ đô lúc này là hết sức cần thiết, cần tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện.

Đặc biệt, các địa phương trong phạm vi dự án phải chịu trách nhiệm bố trí vốn ngân sách, tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư trên địa bàn theo thực tiễn của từng địa phương. Tách công tác đền bù giải phóng mặt bằng thành các dự án riêng, tương tự như dự án Sân bay Long Thành.

Lãnh đạo các địa phương đề xuất (ngoài quy hoạch chi tiết đã được Thủ tướng phê duyệt) nghiên cứu phương án quy hoạch xây dựng phần đường cao tốc là cầu cạn thay cho việc đi bằng với quy mô 4-6 làn xe cao tốc.

Các tỉnh, thành đồng thời kiến nghị Thủ tướng chấp thuận phương án đầu tư cao tốc đi trên cầu cạn toàn tuyến, tương tự như phương án đường cao tốc trên cao vành đai 3 – Hà Nội đã xây dựng.

Hình thức đầu tư được đề xuất là hỗn hợp giữa đầu tư công và đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP). Trong đó, toàn bộ phần cao tốc trên cao thực hiện 100% bằng hình thức PPP, loại hợp đồng BOT.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội đề xuất xây đường vành đai 4 tuyến trên cao qua Bắc Ninh với kinh phí 135.000 tỷ đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.