0915 15 67 76 [email protected]
Thứ bảy, 23/10/2021 10:12 (GMT+7)

Giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp

Theo Bộ Xây dựng, điều này, vừa bảo đảm an sinh xã hội - nhà ở cho các đối tượng yếu thế, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế bền vững, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Tập trung nghiên cứu, đề xuất chính sách nhà công nhân

Về giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, Bộ Xây dựng có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm tăng cường việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện các chính sách, chương trình phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn.

Theo Bộ Xây dựng, dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nói chung cũng như các địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp, dẫn đến việc sản xuất kinh doanh ở các khu công nghiệp gặp khó khăn, làm đứt gẫy chuỗi cung ứng sản xuất, thiếu hụt lực lượng lao động.

tm-img-alt
Bộ Xây dựng đề nghị khi lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, phải bố trí diện tích đất phù hợp trên địa bàn để xây dựng nhà công nhân (Ảnh: IT).

Một trong những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là các địa phương chưa quan tâm đến việc đầu tư xây dựng nhà công nhân (nhà lưu trú) nên không đảm bảo được việc thực hiện 3 tại chỗ (ăn, ngủ, làm việc) tại khu công nghiệp.

Thời điểm trước mắt, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương phối hợp và tập trung triển khai một số giải pháp để thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân, nhất là tại các khu công nghiệp.

Theo Bộ Xây dựng khi lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, phải bố trí diện tích đất phù hợp trên địa bàn để xây dựng nhà công nhân, thiết chế của công đoàn đảm bảo đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để phục vụ công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp đó.

Song song với đó, cần có các cơ chế, giải pháp cụ thể, tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính, hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp tích cực tham gia phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà cho công nhân thuê tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Bộ cũng đề nghị địa phương nâng cao chất lượng nhà ở xã hội (NƠXH), nhất là nhà ở cho công nhân, có cơ cấu sản phẩm nhà cho thuê phù hợp với nhu cầu của người lao động, bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thiết yếu về giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa của các dự án xây dựng nhà ở xã hội ở đô thị và khu công nghiệp.

Các dự án nhà ở tại một số tỉnh

Khánh Hòa cho biết đến năm 2025, địa phương cần hơn 48.790 tỷ đồng và đến năm 2030, tỉnh Khánh Hòa cần hơn 50.246 tỷ đồng để phát triển nhà ở.

Cụ thể, UBND tỉnh Khánh Hoà đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tổng diện tích sàn nhà ở toàn tỉnh Khánh Hòa đạt khoảng 32,6 triệu m2 tăng thêm 5,3 triệu m2. Nhà ở xã hội khoảng 209.322 m2 sàn, nhà ở thương mại gần 2,1 triệu m2, nhà ở do dân tự đầu tư xây dựng khoảng 2,9 triệu m2, nhà tái định cư 126.000 m2 sản.

tm-img-alt
Khánh Hòa cần hơn 48.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở đến 2025. Ảnh: Việt Tùng

Khánh Hòa xác định, mục tiêu nhà ở bình quân toàn tỉnh sẽ đạt khoảng 22,5 m2 sàn/người và diện tích nhà ở tối thiểu 10 m2 sàn/người. Trong đó, đô thị đạt khoảng 26,5 m2 sàn/người, nông thôn đạt khoảng 24,8 m2 sàn/người.

Với nguồn vốn để phát triển nhà ở đến giai đoạn 2025 dự kiến là 48.790 tỷ đồng, trong đó vốn tư nhân là 48.724 tỷ đồng, số còn lại là từ ngân sách tỉnh. Theo tính toán của Khánh Hoà, đến năm 2030, địa phương này sẽ đạt hơn 37 triệu m2 tổng diện tích sàn nhà ở, tăng thêm 4,8 triệu m2 sàn.

Như vậy, nhà ở xã hội khoảng 242.267 m2 sàn; nhà ở thương mại hơn 2,1 triệu m2 sàn, nhà do dân tự đầu tư xây dựng khoảng 2,3 triệu m2 sàn và nhà tái định cư khoảng 153.000 m2 sàn.

Về giải pháp, tỉnh này sẽ khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở thương mại và nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu ở của người dân.

Cùng với đó, tỉnh sẽ thiết lập danh mục ưu tiên giai đoạn 2021-2025 các dự án đầu tư hạ tầng cùng dự kiến quỹ đất gắn liền trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố nhằm kêu gọi công khai đầu tư.

Tại tỉnh Phú Thọ có 4 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích đã phê duyệt quy hoạch là 1.341,29ha với tổng số lao động khoảng 45.000 người.

Đến nay có 5 dự án NƠXH cho công nhân và dự án xây dựng thiết chế công đoàn với tổng diện tích quy hoạch được duyệt là 20,37ha, trong đó đã  thực hiện được 3 dự án xây dựng nhà ở xã hội diện tích 9,2ha với tổng diện tích sàn 70.572m2 đáp ứng được nhu cầu nhà ở tối đa cho khoảng 2.000 người lao động chưa thể đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho cho hàng chục nghìn người lao động trong các khu công nghiệp.

Để giải quyết vấn đề nhà ở công nhân trong các khu công nghiệp đang ngày càng cấp thiết, trong thời gian tới tỉnh cần thực hiện một số giải pháp:

Thứ nhất, các cơ quan chức năng cần ban hành nhiều chính sách ưu đãi thu hút nhà đầu tư đủ năng lực tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân KCN(miễn tiền sử dụng đất; miễn, giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn tín dụng ưu đãi; được hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật..); Tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận nguồn vốn để triển khai các dự án; Tiếp tụcrà soát tổng thể các dự án để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch nhà ở xã hội cho phù hợp tình hình thực tế.

Thứ hai, UBND tỉnh bố trí đầy đủ  quỹ đất xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng cơ bản cho xây dựng nhà ở và các công trình công cộng vì lợi ích cộng đồng. Trên cơ sở đảm bảo gắn kết hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp và hạ tầng xã hội bên ngoài khu công nghiệp như giao thông, giáo dục, y tế, thiết chế văn hóa cộng đồng.

Thứ ba, cho phép thành lập quỹ nhà ở cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp nhằm hỗ trợ tiền thuê, mua nhà cho người lao động trong khu công nghiệp. Quỹ này được hình thành trên cơ sở đóng góp từ doanh nghiệp và ngân sách địa phương.

Tại TP.HCM, giai đoạn 2021-2025, theo kế hoạch của TP.HCM dự kiến phát triển mới khoảng 24.000 căn NƠXH, nhà cho người thu nhập thấp. Theo đó, thành phố có 19 dự án trong danh mục NƠXH dự kiến hoàn thành từ năm 2021 trở về sau.

Ngoài ra, thành phố đang có 65 dự án nhà ở thương mại, trong đó đã xác định quỹ đất 20% (trên 197ha) để thực hiện NƠXH với hơn 146.000 căn. Như vậy, đến năm 2025, dự kiến sẽ có trên 170.000 căn NƠXH được đưa vào sử dụng.

tm-img-alt
Tổ hợp chung cư nhà ở xã hội HQC Plaza, nằm ở đại lộ Nguyễn Văn Linh 
(huyện Bình Chánh, TP.HCM). Ảnh: HOÀNG HÙNG

Tuy nhiên, làm sao thu hút được nguồn vốn xã hội đầu tư dự án NƠXH lại là vấn đề lớn. Từng có một doanh nghiệp có dự án nhà ở thương mại xin chuyển sang NƠXH, nhưng sau một thời gian xoay xở với thủ tục, doanh nghiệp này phải xin chuyển dự án trở lại nhà ở thương mại.

“Thủ tục dự án nhà ở thương mại và dự án NƠXH hầu như không khác gì, bên cạnh một số ưu đãi thì với dự án NƠXH, chủ đầu tư còn bị khống chế lợi nhuận, dự án phải qua kiểm toán đầu vào, đầu ra… rất mất thời gian. Trong khi đó, với dự án nhà ở thương mại, doanh nghiệp tự quyết giá bán, có thể cân đối đầu vào đầu ra, giá thành…”, giám đốc một doanh nghiệp chia sẻ.

Ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, sẽ khuyến khích nhà ở thương mại giá thấp và nhà cho thuê.

Theo đó, thí điểm các dự án nhà ở thương mại giá thấp, nhà cho thuê được nộp tiền sử dụng đất hàng năm nhằm giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp. Ưu tiên các nguồn vốn vay ưu đãi, xem xét bổ sung đối tượng thực hiện các dự án NƠXH được vay vốn kích cầu của thành phố.

100 dự án nhà ở công nhân chậm tiến độ, đề xuất gói tín dụng 30.000 tỷ đồng

NƠXH dành cho công nhân tại các khu công nghiệp đã được nhiều cơ quan ban ngành quan tâm thời gian qua. Tuy nhiên, việc triển khai còn chậm, quá trình tiếp cận nhà của công nhân còn nhiều vướng mắc.

Bộ Xây dựng cho biết, hiện đang có 100 dự án đang triển khai với quy mô xây dựng khoảng 134.000 căn hộ, tổng diện tích 6.700.000m2. Từ đầu năm 2021 đến nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên hầu hết các dự án NƠXH dành cho công nhân đều bị chậm tiến độ.

Theo Bộ Xây dựng, việc phát triển nhà ở xã hội (có nhà ở có công nhân) còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do: Chưa có chính sách riêng cho nhà ở công nhân; chưa thống nhất giữa các pháp luật về quy hoạch bố trí quỹ đất dự án xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp…

Đặc biệt, nguồn vốn tín dụng dành để cấp bù lãi suất cho các chủ đầu tư dự án và các đối tượng được ưu đãi vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội (trong đó có công nhân khu công nghiệp) vẫn còn thiếu.

Để khắc phục những hạn chế trên, Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương nghiên cứu quy hoạch, bố trí quỹ đất làm nhà công nhân…

Đồng thời, đề nghị có các cơ chế, giải pháp, tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính, hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp tích cực tham gia để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, ưu tiên hỗ trợ bán, cho thuê, cho thuê mua đối với công nhân khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Đáng chú ý, về nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa danh mục phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở công nhân khu công nghiệp vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Xem xét, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để thực hiện chính sách nhà ở xã hội cho Ngân hàng chính sách xã hội cũng như các tổ chức ngân hàng được chỉ định để cho vay phát triển nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó sớm bố trí nguồn vốn 3.000 tỉ đồng cho phát triển nhà ở xã hội (trong đó có nhà công nhân) theo Nghị quyết 41/NQ-CP của Chính phủ.

Trên địa bàn cả nước đã hoàn thành 266 dự án nhà ở xã hội, quy mô xây dựng khoảng hơn 142.000 căn, với tổng diện tích hơn 7,1 triệu m2; đang tiếp tục triển khai 278 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 276.000 căn, với tổng diện tích khoảng 13,8 triệu m2.

Trong đó, đối với nhà ở xã hội dành cho công nhân khu công nghiệp, đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 121 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 54.000 căn hộ, với tổng diện tích 2,7 triệu m2; đang tiếp tục triển khai 100 dự án với quy mô xây dựng khoảng 134.000 căn hộ, tổng diện tích 6,7 triệu m2.

Trong giai đoạn từ đầu năm đến nay chưa có dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân được hoàn thành bàn giao. Do ảnh hưởng chung của dịch COVID-19, hầu hết dự án bị chậm tiến độ.

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

5 nhóm vấn đề mới của Luật Đất đai (sửa đổi)
Tại họp báo công bố kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Thường trực Phan Đức Hiếu cho biết, Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 đã có nhiều điểm mới, tập trung vào 5 nhóm vấn đề.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.