0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ sáu, 25/09/2020 22:57 (GMT+7)

Phát triển vành đai công nghiệp phía Nam, TP.HCM “khát” nhà ở xã hội

Vành đai công nghiệp phía Nam TP.HCM được xem là “đầu tàu” trong phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, hấp dẫn cư dân đến sinh sống và làm việc.

TP. HCM “đầu tàu” kinh tế cả nước với vành đai công nghiệp phía Nam phát triển

Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) là địa phương có mặt bằng kinh tế phát triển bậc nhất và là “đầu tàu” của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trên toàn quốc, đóng góp 24% GDP cả nước và đóng góp đến 27% vào ngân sách quốc gia. Với ưu thế là địa phương có tốc độ phát triển nhanh về mọi mặt, TP. HCM cũng là nơi tập trung tỷ lệ lớn các nguồn lực để phát triển kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, khoa học kỹ thuật hiện đại và nguồn nhân lực dồi dào.

Đặc biệt, dưới trợ lực lớn đến từ quy hoạch phát triển giao thông, hạ tầng đô thị, kết nối liên vùng, đầu tư phát triển khu công nghiệp, khu vực vành đai công nghiệp phía Nam TP. HCM đang có tốc độ phát triển kinh tế, đô thị hoá mạnh mẽ, thu hút tập trung dân cư.

Vành đai khu công nghiệp phía nam liên tục phát triển
Vành đai khu công nghiệp phía nam liên tục phát triển

Tính đến nay, giá trị gia tăng công nghiệp của thành phố chiếm khoảng hơn 32% sản lượng công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đóng góp 16% quy mô sản xuất công nghiệp toàn quốc. Vành đai công nghiệp TP. HCM là hạt nhân quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là nơi tập trung của hệ thống hơn 17 khu chế xuất, khu công nghiệp với tổng số lao động đang làm việc lên đến hơn 275.000 người.

Việt Nam đang trở thành điểm đến của dòng vốn FDI từ các quốc gia phát triển và là quốc gia tiếp theo đón nhận làn sóng “dịch chuyển công xưởng thế giới”. Với ưu thế phát triển vùng vành đai công nghiệp phía nam TP. HCM, mang đến cho thành phố cơ hội đón nhận dòng vốn đầu tư ngoại trong quy hoạch phát triển khu công nghiệp mới, đồng thời, mang đến thêm nhiều cơ hội làm việc cho người lao động từ khắp các khu vực.

Đâu là lời giải cho bài toán an cư đối với người có thu nhập thấp tại TP. HCM?

Tốc độ phát triển kinh tế, tăng trưởng ngành công nghiệp tại TP. HCM tỷ lệ với sự gia tăng số lượng lao động. Ngoài ra, TP. HCM còn được mệnh danh là “thành phố trẻ” với lượng lớn người trẻ đổ về học tập, lập nghiệp càng khiến gia tăng áp lực cho thành phố, đi kèm là nhiều thách thức liên quan đến quản lý đô thị, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và đặc biệt là giải quyết vấn đề nhà ở.

Theo số liệu thống kê từ UBND TP. HCM, tính đến năm 2019, thành phố đã có đến gần 9 triệu dân nhưng con số thực tế lên đến khoảng 13 triệu người đang làm việc và học tập tại đây. TP. HCM hiện là thành phố đông dân nhất cả nước và chiếm 50% dân số vùng Đông Nam bộ. Theo tính toán, cứ 5 năm thành phố tăng khoảng 1 triệu dân. Như vậy, trung bình 1 năm tăng thêm 200.000 người. Trong khi đó, tỷ lệ dân có mức thu nhập trung bình thấp lại chiếm tỷ lệ lớn khoảng 50% dân số và điều kiện nhà ở không được đảm bảo.

Tình trạng nhà xây dựng không phép tại huyện Bình Chánh diễn ra rất phức tạp
Tình trạng nhà xây dựng không phép tại huyện Bình Chánh diễn ra rất phức tạp

“Hầu hết người lao động, đặc biệt là người dân nhập cư vẫn sống trong điều kiện chật chội, cũ kĩ và chưa đảm bảo vệ sinh. Phần lớn họ không có khả năng sở hữu nhà, thậm chí thuê với mức giá phù hợp cũng là điều hết sức khó khăn” - đánh giá của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh – Ông Nguyễn Thành Phong tại hội thảo “Giải pháp phát triển nhà ở đáp ứng gia tăng dân số 1 triệu người sau mỗi 5 năm ở TP. HCM giai đoạn 2021-2025” .

Tại các khu vực thuộc vành đai công nghiệp phía Nam thành phố như Bình Chánh, Tân Phú, Bình Tân… là nơi tập trung rất đông người lao động sinh sống, làm việc gây nên sức ép lớn đến hạ tầng giao thông, an sinh xã hội và đặc biệt, số lượng chỗ ở vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của phần lớn người lao động. Trong đó, Bình Chánh hiện là “điểm nóng” đáng báo động với hiện trạng nhà ổ chuột xuất hiện chóng mặt, nhà ở xây dựng trái phép chiếm tỷ lệ cao nhất trong toàn thành phố.

Trước vấn đề cấp bách này, ban lãnh đạo thành phố cũng đã có đề xuất giải pháp cụ thể đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, bởi loại hình nhà ở này được phát triển theo mô hình đa dạng dịch vụ tiện ích và có mức giá phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu sống chất lượng cho người có thu nhập thấp, người nhập cư.

Vẫn biết nhà ở xã hội là mô hình nhà ở tối ưu và vừa túi tiền cho người có thu nhập thấp nhưng hiện tại, số lượng nhà ở xã hội được xây dựng trên địa bàn thành phố vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, gây nên tình trạng “khát” nguồn cung. Giai đoạn 2016 - 2019, TP. HCM chỉ mới khoảng 14 dự án nhà ở xã hội với quy mô quy mô 10.255 căn hộ được hoàn thành và đưa và sử dụng, trong khi nhu cầu thực tế cần khoảng 134.000 căn. Và hiện tại, nhiều người có thu nhập thấp, người trẻ lập nghiệp lại vẫn phải sống trong chỗ ở thiếu điều kiện sống chất lượng và những khu nhà ổ chuột, nhà trái phép vẫn cứ tồn tại!.

Nhằm góp phần gỡ bỏ “nút thắt” bài toán an cư dành cho người có thu nhập thấp, Tập đoàn C.T Group đã quyết tâm xây dựng dự án nhà ở xã hội quy mô lớn nhất tại Bình Chánh với hệ thống hạ tầng cơ sở hiện đại, tiện ích đa dạng. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu và cần thiết trong bối cảnh khan hiếm nhà ở đáp ứng đủ điều kiện sống tốt dành cho người thu nhập thấp tại thành phố.

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Phát triển vành đai công nghiệp phía Nam, TP.HCM “khát” nhà ở xã hội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Chính phủ trình Quốc hội dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 13/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Tin mới