Doanh nghiệp ngành đường sắt tìm giải pháp trong mùa Covid khi cổ phiếu tăng mạnh
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khiến doanh thu ngành đường sắt bị sụt giảm nghiêm trọng. Hiện, giá cổ phiếu một số doanh nghiệp đường sắt tăng gấp đôi từ đầu năm nay khiến doanh nghiệp phải “trăn trở” đi tìm giải pháp.
Không phải ngẫu nhiên mà các nhà đầu tư ít quan tâm đến các doanh nghiệp đường sắt. Nguyên nhân là do lượng cổ phần “tự do” bên ngoài không nhiều, dẫn đến thanh khoản thấp.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đường sắt lâu nay đều kinh doanh thua lỗ, có nhiều doanh nghiệp rời sàn chứng khoán.
Đặc biệt, trong khi dịch Covid 19 bùng phát mạnh, ngành vận tải gặp khó, cũng là lúc giá cước tăng vận tải tăng cao, ngành logistic lên ngôi. Việc vận tải bị đình trệ khiến các doanh nghiệp vận tải biển trong nước, cảng biển và kể cả ngành vận tải đường dắt bỗng nhiên được quan tâm.
Dù vậy, việc tăng giá cước vận tải không đủ bù đắp với việc thiếu hụt vận tải hành khách.
Theo báo cáo, chỉ còn 4-5 doanh nghiệp ngành đường sắt còn chứng khoán giao dịch trên sàn, nhưng phần lớn trong số đó đều không cập nhật kết quả kinh doanh theo quý.
Hiện tại có 3 doanh nghiệp là Đường sắt Hà Nội (HRT), đường sắt Sài Gòn (SRT) và Tổng công ty Công trình đường sắt (RCC) đã cập nhật kết quả kinh doanh quý 3/2021 và 9 tháng đầu năm.
Nhìn chung, sau 9 tháng đầu năm 2021, ngoài Tổng công ty công trình đường sắt có lãi, thậm chí lãi tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, thì cả Đường sắt Hà Nội và Đường sắt Sài Gòn đều còn kinh doanh thua lỗ.
Tuy vậy nếu xét kỳ, việc thua lỗ của cả HRT và SRT đều giảm thiểu rất nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.
Đường sắt Sài Gòn giảm lỗ so với cùng kỳ
Doanh thu trong quý 3 của đường sắt Sài Gòn giảm một nửa so với cùng kỳ, còn 132,4 tỷ đồng, trong khi giá vốn cao hơn nên công ty đã lỗ gộp hơn 17 tỷ đồng từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Nhờ chi phí tài chính, chi phí bán hàng và cả chi phí quản lý doanh nghiệp giảm so với cùng kỳ nên lỗ quý 3 của SRT còn 37,6 tỷ đồng, giảm lỗ hơn 16 tỷ đồng so với số lỗ 53,7 tỷ đồng trong quý 3/2020.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2021 doanh thu SRT vẫn giảm 33% so với cùng kỳ, còn gần 649 tỷ đồng. Nhờ chi phí vốn giảm, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm nên lỗ 9 tháng còn hơn 61 tỷ đồng, giảm được gần một nửa so với số lỗ 113 tỷ đồng ghi nhận trong 9 tháng đầu năm 2021.
Đặc biệt BCTC ghi nhận khoản thu nhập khác hơn 27 tỷ đồng, trong đó có hơn 24 tỷ đồng là tiền phạt thu được (từ phí trả vé).
Đường sắt Hà Nội giảm lỗ quý 3 đến 73% so với cùng kỳ
Khác với đường sắt Sài Gòn, thì đường sắt Hà Nội vẫn lãi 27 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ nhờ chi phí vốn giảm sâu.
Tuy nhiên, doanh thu quý 3 của Đường sắt Hà Nội cũng giảm 38% so với cùng kỳ.
Thực tế cho thấy quý 3 vừa qua là giai đoạn dịch bùng phát mạnh ở các tỉnh phía Nam nền doanh nghiệp đường sắt Sài Gòn chịu ảnh hưởng nhiều hơn đường sắt Hà Nội. Nhờ cắt giảm thêm cả chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp nên quý 3 Đường sắt Hà Nội chỉ còn lỗ hơn 12,7 tỷ đồng, giảm lỗ 35 tỷ đồng, tương ứng giảm khoảng 73% so với số lỗ 47 tỷ đồng ghi nhận trong quý 3 năm ngoái.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2021, Đường sắt Hà Nội đạt 1.081 tỷ đồng doanh thu, giảm 26,7% so với cùng kỳ. Nhờ cắt giảm chi phí, cộng thêm khoản thu nhập khác hơn 25 tỷ đồng (trong đó có 19,5 tỷ đồng thanh lý tài khoản), dẫn đến lũy kế 9 tháng HRT cũng cũng chỉ còn hơn 88 tỷ đồng, giảm được 52 tỷ đồng so với số lỗ 140 tỷ đồng ghi nhận trong 9 tháng đầu năm 2020.
Báo lãi tăng 38% so với cùng kỳ của tổng công ty công trình đường sắt
Hai doanh nghiệp đường sắt đứng đầu cả nước là HRT và SRT đều có lỗ, dù cải thiện mạnh so với cùng kỳ, thì Tổng công ty công trình đường sắt (RCC) lại ghi nhận doanh thu lũy kế 9 tháng đầu năm 2021 đạt 386 tỷ đồng, hơn gấp đôi cùng kỳ năm 2020. 9 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận sau thuế đạt gần 32 tỷ đồng, tăng trưởng 38% với số lãi hơn 23 tỷ đồng. EPS đạt 2.018 đồng.
Số lãi của Tổng công ty công trình đường sắt còn đáng kể hơn khi quý 3 nói riêng và 9 tháng đầu năm 2021 nói chung không ghi nhận khoản doanh thu tài chính 113 tỷ đồng do thu lãi từ hoạt động đầu tư chứng khoán. Tuy vậy chi phí tài chính cũng giảm mạnh nhờ hoàn nhập dự phòng đầu tư chứng khoán.
Giá cổ phiếu đường sắt tăng mạnh
Ngành logistic cũng bị tác động từ giá cước vận tải và giá xăng dầu tăng. Bên cạnh đó, giá các mã chứng khoán của các ngành liên quan đến logistic cũng tăng.
Trên thị trường cổ phiếu HRT đang giao dịch quanh mức giá 7.400 đồng/cổ phiếu, tăng gấp đôi so với thời điểm đầu năm, thanh khoản cũng tăng mạnh với hàng chục nghìn cổ phiếu khớp lệnh mỗi phiên.
Cổ phiếu SRT của Đường sắt Sài Gòn đã tăng gấp đôi kể từ đầu năm 2021 đến nay, hiện giao dịch quanh mức 6.900 đồng/cổ phiếu. Cùng với đó là thanh khoản tăng mạnh so với những tháng đầu năm. Hiện tại đã có hàng nghìn đến hàng chục nghìn cổ phiếu khớp lệnh mỗi phiên.
Cổ phiếu RCC của Tổng công ty đường sắt có thanh khoản không cao, nhưng hiện đang giao dịch với mức giá 23.800 đồng/cổ phiếu, vốn hóa thị trường xấp xỉ 370 tỷ đồng.
Bên cạnh đó Tổng công ty đang lên kế hoạch thoái vốn tại loạt các công ty con với kỳ vọng tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính, tái cơ cấu doanh nghiệp.