Trong thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự kiến cần thêm 240.000 tỷ để đầu tư phát triển, nâng cấp, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt nhằm đảm bảo vận tải đường sắt đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải cả nước.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân miền Trung về quê đón Tết, ngành đường sắt đã bổ sung gần 3.900 vé tàu hỏa đi từ ga Sài Gòn, Dĩ An, Biên Hòa đến các ga ở miền Trung trong các ngày 9 - 20/1/2023 (từ ngày 18 đến 29 tháng chạp).
Theo tin từ Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội, sau gần 2 tháng mở bán vé tàu Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, ngành đường sắt đã bán được hơn 24.000 vé.
Ngành Đường sắt tiếp tục bán vé nguyên khoang, nguyên toa đến hết ngày 28/2/2022 cùng chính sách giảm giá từ 10% đến 15% cùng các chính sách ưu đãi kèm theo.
Nhiều người tỏ ra lo ngại khi đi tàu trong giai đoạn dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Sợ phải tiếp xúc gần với người khác, nhiều hành khách đã mua cả khoang hoặc toa tàu theo giá ưu đãi của ngành đường sắt để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khiến doanh thu ngành đường sắt bị sụt giảm nghiêm trọng. Hiện, giá cổ phiếu một số doanh nghiệp đường sắt tăng gấp đôi từ đầu năm nay khiến doanh nghiệp phải “trăn trở” đi tìm giải pháp.
Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục ủng hộ việc mở lại hoạt động vận tải hành khách trên các lĩnh vực; công bố kịp thời cấp độ dịch tại các địa phương để các sở GTVT thống nhất tổ chức hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh phù hợp.
Chiều ngày 8.10, Bộ GTVT tiếp tục họp với các địa phương về kế hoạch mở cửa vận tải. Đáng chú ý, Hà Nội đã đồng ý mở lại 2 đường bay khứ hồi tới TP.HCM và Đà Nẵng. Riêng ngành đường sắt vẫn tiếp tục tạm dừng.