0915 15 67 76 [email protected]
Chủ nhật, 26/09/2021 06:00 (GMT+7)

Việt Nam đang mất đi lợi thế khi sản xuất đình trệ kéo dài

Nếu như một năm trước, việc kiểm soát dịch bệnh thành công khiến Việt Nam trở thành “ngôi sao” thu hút FDI thì nay, làn sóng Covid-19 lần thứ tư đang khiến Việt Nam dần “mất điểm” với các doanh nghiệp FDI.

tm-img-alt
Ảnh minh họa. 

Theo ông Marko Walde, Trưởng đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại TP HCM cho biết, 20% doanh nghiệp được khảo sát đang xem xét việc di rời khỏi Việt Nam, do đó cần phải quan tâm việc “giữ chân” nhà đầu tư.

“Trong khi năm 2020 có nhiều doanh nghiệp Đức đã dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam, nhưng họ hiện đang cho biết cân nhắc việc dịch chuyển tới những nơi chuỗi cung ứng suôn sẻ hơn nếu Việt Nam tiếp tục kéo dài giãn cách”, ông Marko Walde lưu ý.

Trong bản dự thảo kiến nghị chuẩn bị cho Hội nghị Thủ tướng với Doanh nghiệp của một số Hiệp hội nước ngoài gồm AmCham, EuroCham, KorCham và Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN đề cập, ít nhất 20% thành viên có nhà máy sản xuất của các Hiệp hội này đã chuyển một phần công suất sang quốc gia khác, và nhiều doanh nghiệp khác cũng đang lên kế hoạch làm tương tự.

“Nhiều thành viên của chúng tôi đêm nào cũng họp với các trụ sở chính trong khu vực và toàn cầu để quyết định xem những khách hàng nào bắt buộc phải giữ cam kết giao hàng, khách hàng nào thì buộc phải hủy bỏ đơn hàng với họ, và chuyển những mảng sản xuất nào ra khỏi Việt Nam”, kiến nghị nêu rõ.

Ông Vũ Tú Thành - Phó giám đốc điều hành khu vực, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN nhận định, những dấu hiệu dịch chuyển đã không còn là cảnh báo.

“Việc cắt giảm quy mô sản xuất đã diễn ra rồi vì doanh nghiệp phải dừng hoặc cắt giảm quy mô hoạt động theo yêu cầu phòng chống dịch của chính quyền địa phương. Việc chuyển một phần công suất từ Việt Nam sang các thị trường khác cũng như việc dừng chuyển công suất từ một số nước khác sang Việt Nam cũng đã diễn ra rồi. Nếu tiếp tục đóng cửa kéo dài thì xu hướng này đương nhiên sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ hơn”, ông Thành cho biết.

Đồng thời nhấn mạnh, muốn ngăn chặn xu hướng này, không để nó diễn biến xấu hơn, đề nghị Chính phủ và các cấp chính quyền vào cuộc quyết liệt hơn để sớm mở cửa lại một cách thực chất. Một khi sản xuất thay đổi, rất khó để quay trở lại, đặc biệt là khi dây chuyền sản xuất đã được mở rộng ở nơi khác.

Về vấn đề này, Tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh phân tích, đứt gãy chuỗi cung ứng đang là nỗi lo chung của cả doanh nghiệp nội lẫn doanh nghiệp FDI. Với tình hình dịch như hiện nay, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng rất cao. Theo ông Thành, điều doanh nghiệp FDI mong lúc này là Nhà nước phải có kế hoạch rõ ràng và quản trị rủi ro.

“Chúng ta không thể khẳng định chắc nịch vào tháng nào dịch bệnh được khống chế. Vì vậy, doanh nghiệp cần sự đồng hành. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ cần triển khai quyết liệt hơn”, ông Thành nói.

Cụ thể hơn, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng nên chấm dứt kiểu phong tỏa ổ dịch diện rộng như vừa qua, không hành chính cứng nhắc, gây phiền hà, chi phí cho doanh nghiệp.

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam đang mất đi lợi thế khi sản xuất đình trệ kéo dài. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.