0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ tư, 26/01/2022 14:19 (GMT+7)

Triền vọng xuất khẩu gạo Việt sang thị trường EU, “đánh trúng” thị hiếu người dùng

Năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU dự báo tăng khá. Đặc biệt, chất lượng gạo Việt Nam được cải thiện, chủ yếu là các loại gạo thơm, đánh trúng được thị hiếu của người tiêu dùng châu Âu.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) đã mở ra cơ hội lớn chưa từng có cho gạo Việt. Nhờ những ưu đãi về thuế quan, xuất khẩu các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao sang thị trường châu Âu (EU) được đánh giá cao và cho các kết quả tích cực.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU trong 11 tháng năm 2021 dù chưa ghi nhận sự gia tăng mạnh về khối lượng nhưng giá xuất khẩu và trị giá thu về đã tăng lên đáng kể với 53.910 tấn, trị giá 38,07 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2020 chỉ tăng 0,8% về lượng nhưng trị giá thu về tăng tới 21,6%.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá, kết quả này cho thấy các doanh nghiệp đã tận dụng hiệu quả một số lợi thế từ Hiệp định EVFTA để gia tăng giá trị xuất khẩu gạo sang EU, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cước vận tải biển đi EU tăng mạnh và nhập khẩu gạo của thị trường này giảm trong năm 2021.

Trong 11 tháng năm 2021, lượng gạo thơm của Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt 37.390 tấn, trị giá 26,82 triệu USD, tăng 9,3% về lượng và tăng 28,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, một số giống gạo đặc sản của Việt Nam như ST24, ST25 lần đầu tiên được xuất khẩu vào các thị trường trong khối EU. Tỉ trọng gạo thơm trong tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU cũng đã tăng lên 70% trong 11 tháng năm 2021 so với 64% của cùng kỳ năm 2020.

Trong khi đó, ngoại trừ nhóm gạo hữu cơ, gạo huyết rồng… có sự sụt giảm mạnh 87% về khối lượng xuất khẩu sang EU, các chủng loại gạo khác đều tăng mạnh như: Gạo trắng tăng 40,9%, gạo giống Nhật tăng 137,6%, gạo nếp tăng 323,2%.

Đáng chú ý, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU tăng mạnh so với 11 tháng năm 2020 như: Gạo thơm tăng 17,5%, đạt bình quân 665 USD/tấn; gạo trắng tăng 41,8%; gạo giống Nhật tăng 7,5%, nhóm gạo lứt, gạo hữu cơ, gạo huyết rồng... tăng 38,5%.

Trong số 10 nguồn cung gạo ngoại khối lớn cho EU trong 9 tháng đầu năm 2021, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU đạt mức tăng mạnh nhất, tăng 20,3%, đạt trung bình 781 USD/tấn. 

Năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU dự báo còn tăng khá. Đặc biệt, chất lượng gạo Việt Nam được cải thiện, chủ yếu là các loại gạo thơm, đánh trúng được thị hiếu của người tiêu dùng châu Âu.

Mặc dù EU hiện chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam (chiếm 1% về lượng và 1,3% về kim ngạch) nhưng đây lại là thị trường tiềm năng về xuất khẩu các loại gạo có giá trị cao.

Việc tận dụng lợi thế EVFTA để xuất khẩu gạo thơm với thuế 0% nằm trong tay các doanh nghiệp có vùng nguyên liệu lớn, được canh tác theo tiêu chuẩn cao như Lộc Trời, Tân Long, Trung An.

Bạn đang đọc bài viết Triền vọng xuất khẩu gạo Việt sang thị trường EU, “đánh trúng” thị hiếu người dùng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Điện gió ngoài khơi ở Đài Loan và cơ hội tham gia của Việt Nam
Để hiểu thêm về phát triển điện gió ngoài khơi ở Đài Loan, chuyên gia cập nhật những dữ liệu liên quan đến tiềm năng, chính sách phát triển điện gió ngoài khơi khu vực này, đặc biệt là cơ hội tham gia làm nhà thầu chế tạo cơ khí, xây lắp... của Việt Nam.
Vốn FDI vào bất động sản tăng gần 2 lần
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản tiếp tục trụ hạng ở vị trí thứ 2 trong danh sách các ngành thu hút vốn đầu tư FDI trong 9 tháng qua với hơn 3,5 tỷ USD, chiếm gần 19% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Dòng vốn FDI kì vọng khởi sắc và bứt phá trong năm 2022
Năm 2022, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam được kỳ vọng sẽ khởi sắc trở lại nhờ những chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn và chủ trương mở cửa trở lại nền kinh tế sau hai năm đóng cửa bởi dịch bệnh Covid-19.

Tin mới