Thu phí ô tô vào nội đô Hà Nội: Bất động sản tăng "cao đột biến"?
Nhiều người lo ngại, sau đề xuất đánh thuế xe ô tô vào nội thành sẽ tạo thành đô thị nén tại khu trung tâm Thủ đô và khiến giá đất ngoại thành giảm sức hút
Sau đề xuất thu phí nội đô, BĐS ra sao?
Mới đây, Sở Giao thông Vận tải TP.Hà Nội đã thông tin chính thức về Đề án "Thu phí phương tiện cơ giới đường bộ đi vào một số khu vực nhằm giảm ùn tắc giao thông" để trình UBND thành phố Hà Nội. Theo đó, Hà Nội địa điểm sẽ lập 87 trạm thu phí phương tiện (ôtô) vào nội đô với lộ trình triển khai từ nay đến năm 2024, thu phí xe vào nội đô từ năm 2025.
Ranh giới để xác định khu vực thu phí được giới hạn bởi các đường: Vành đai 3 - Cầu Thanh trì - Pháp vân - Mai Dịch - Phạm Văn Đồng - Tây Hồ Tây - Võ Chí Công - Cầu Nhật Tân - Hoàng Sa - Trường Sa - Lý Sơn - Nguyễn Văn Linh - Vành đai 3.
Theo Sở GTVT, phí giảm ùn tắc giao thông là một loại phí mà người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (ô tô) phải trả khi đi vào khu vực có nguy cơ ùn tắc giao thông. Nhằm giảm lưu lượng xe ô tô đi vào góp phần giảm ùn tắc giao thông.
Tuy nhiên, ngay sau khi đề xuất này được đưa ra đã gặp phải những ý kiến trái chiều từ dư luận.
Đại diện doanh nghiệp BĐS lớn đang phát triển hàng nghìn căn hộ chung cư các khu vực ngoài vành đai 3 Hà Nội cũng khẳng định từ trước đến nay Hà Nội đang thực hiện giãn dân ở khu trung tâm ra các đô thị vùng ven để giảm áp lực lên hạ tầng. Đề xuất đánh thuế người vào nội đô làm tăng áp lực nhà ở, hạ tầng, giao thông khu trung tâm Hà Nội vốn đã quá tải.
"Tôi đồng ý với việc đánh thuế vào nội đô, nhưng vấn đề chúng ta phải xác định được nội đô Hà Nội mở rộng là khu vực nào. Vành đai 3 cách đây 10 năm có thể xem là ranh giới giữa nội đô và ngoại thành. Nhưng với tốc độ đô thị hóa của Hà Nội hiện nay, chúng ta phải nhìn xa hơn là vành đai 3,5 thậm chí vành đai 4 mới thực sự là ranh giới nội đô", vị này cho biết.
Đứng ở góc độ người dân, chị Lan (Mỹ Đình) cho biết đề xuất này là quá vô lý. Chị Lan lấy ví dụ như Mỹ Đình đang là khu trung tâm mới, khu vực này đang phát triển rất mạnh với các tòa nhà văn phòng, khu chung cư sầm uất. "Tôi ở Mỹ Đình, hàng ngày sang khu Cầu Giấy đi làm, như vậy khi tôi vẫn phải đóng phí. Đó là điều phi lý!", chị Lan chia sẻ.
Còn theo quan điểm của anh Phan Lâm - Giám đốc một sàn BĐS tại Hà Đông cho biết với đề xuất này sẽ khiến nhu cầu vào nội đô ở tăng. Nhưng, bất hợp lý là số lượng người có thể mua được bất động sản ở trung tâm sẽ không nhiều, bởi giá đã quá cao, phần nữa vì nguồn cung khu vực trung tâm này hiện khan hiếm.
"Tôi cho rằng, đề xuất này sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến thị trường bất động sản. Ở khu vực nội đô giá đã rất cao và có thể chỉ tăng đôi chút chứ không thể tăng đột biến được. Còn ở khu vực từ vành đai 3 trở do giá thấp hơn nhiều, nhu cầu ở của người dân rất lớn giá cũng khó mà giảm được", anh Lâm khẳng định.
Theo TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh văn phòng Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia việc thu phí vào nội đô sẽ đi ngược chủ trương giãn dân mà chúng ta đang thực hiện. Nếu thu phí thì dân sẽ quay lại mua nhà bên trong thành phố, tập trung đông đúc thì còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực hơn.
Thị trường BĐS đang diễn biến 'lạ'
Có phân khúc im lìm suốt nhiều năm, nay bỗng đẩy giá lên, có nơi đất giao dịch ào ào, “chốt” bán 80% lượng hàng chỉ trong một tháng.... Thị trường bất ổn, người mua cũng hỗn loạn... trong bối cảnh đó người quyết mua cũng khá mệt mỏi, đau đầu
Giám đốc kinh doanh, phát triển dự án Công ty VakaLand Phương Văn Long cho biết, sau dịch, nhiều chủ đầu tư lớn đang giãn tiến độ triển khai dự án cũng như thời gian ra hàng... khiến nguồn tiền của nhà đầu tư có xu hướng ‘đổ’ về ven đô, thị trường đất nền.
Hiện thị trường đất ven đô theo ông Long là đang có lượng giao dịch khá ổn, đơn cử một dự án ở Hòa Lạc (Hà Nội) do công ty ông đang bán chỉ trong một tháng qua đã bán được 70-80% quỹ hàng, tương đương với khoảng 40-50 lô đất. Mỗi lô đất có giá 3,7 – 4 tỷ đồng.
“Trong số các khách hàng đầu tư đất ven đô, 70% khách mua ở Hà Nội, còn lại 30% khách đến từ các tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên”, ông Long cho hay.
Ngoài ra, một số dự án ven đô ở khu vực Đồng Trúc (huyện Thạch Thất), Phú Mãn (huyện Quốc Oai)... cũng có giao dịch tốt khi lượng hàng ven đô đang ít dần.
Đánh giá về ‘khẩu vị’ của nhà đầu tư sau dịch, ông Long cho hay, nếu như trước đây, khách hàng vừa quan tâm về lãi vốn và dòng tiền khi đầu thì nay họ chuyển hướng chỉ quan tâm đến lãi vốn và các sản phẩm có mức đầu tư nhỏ, từ 1-5 tỷ đồng, hướng đến các thị trường trọng điểm để tăng lãi vốn.
“Đặc biệt, nhà đầu tư hướng đến mức đầu tư trung hạn, dài hạn chứ không đầu tư ngắn hạn và có xu hướng chỉ chọn các sản phẩm đã chắc chắn về pháp lý”, ông Long nói.
Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn Bất động sản Hải Phát Đỗ Quý Duy cũng chia sẻ, sau thời gian giãn cách, người đi xem sản phẩm nhiều nhưng giao dịch chỉ tập trung vào một số điểm cụ thể chứ không phải tốt trên toàn thị trường.
Thời điểm hiện tại là thời điểm khó nhận định về xu hướng của thị trường bởi thị trường bất động sản đang 'hỗn loạn'.
Theo ông Duy, tại các khu đô thị lớn trong TP Hà Nội hiện cũng có nhiều người ‘săn’ và giá đất tăng cũng mạnh: “Có dự án, giá liền kề biệt thự “đẩy” giá khá cao, từ đầu năm đến nay tăng trưởng khoảng 20%, trong khi phân khúc này không phải là phân khúc quá sôi động trong nhiều năm qua. Đây là hiện tượng hơi lạ của thị trường. Điều này cho thấy, người dân tìm bất động sản là ‘nơi trú ẩn’ tài sản rất rõ ràng”.
Về phân khúc đất dự án, ông Duy cho biết, thời điểm này nhiều chủ đầu tư không ra hàng, chỉ có số ít dự án chào hàng nên được thị trường chào đón tốt khi lượng người bán (sales bất động sản) nhiều hơn người mua, khiến thanh khoản của dự án diễn ra trong thời gian ngắn.
Nói về phân khúc đất đấu giá ở các tỉnh, ông Duy cho hay, đây là phân khúc đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư thời gian qua. Lý do được ông Duy đưa ra là do đất đấu giá có pháp lý tốt. Cùng với đó, một số tỉnh đi trước về đấu giá như Bắc Giang, Thanh Hóa... được nhiều nhà đầu tư tham dự, kể cả những nhà đầu tư có số vốn vừa phải... tức là tạo tâm lý đám đông.
Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư có tiềm lực lại quan tâm đến việc ‘bắt đáy’ thị trường nghỉ dưỡng. Bởi theo ông Duy, tại thị trường nghỉ dưỡng hiện nay, các chủ đầu tư có chính sách chia nhỏ tiến độ đóng tiền, khoảng 15-20% mỗi đợt, chỉ khoảng 700 triệu đến 1 tỷ đồng và trong 2 năm không phải đóng thêm tiền... Đây là chính sách thúc đẩy đầu tư khi chi phí đầu tư ban đầu bỏ ra ít và có cơ hội chờ tăng giá đất trong 2 năm mà không phải đóng thêm tiền.
Nói về phân khúc đất đấu giá ở các tỉnh, ông Duy cho hay, đây là phân khúc đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư thời gian qua. Lý do được ông Duy đưa ra là do đất đấu giá có pháp lý tốt. Cùng với đó, một số tỉnh đi trước về đấu giá như Bắc Giang, Thanh Hóa... được nhiều nhà đầu tư tham dự, kể cả những nhà đầu tư có số vốn vừa phải... tức là tạo tâm lý đám đông.
Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư có tiềm lực lại quan tâm đến việc ‘bắt đáy’ thị trường nghỉ dưỡng. Bởi theo ông Duy, tại thị trường nghỉ dưỡng hiện nay, các chủ đầu tư có chính sách chia nhỏ tiến độ đóng tiền, khoảng 15-20% mỗi đợt, chỉ khoảng 700 triệu đến 1 tỷ đồng và trong 2 năm không phải đóng thêm tiền... Đây là chính sách thúc đẩy đầu tư khi chi phí đầu tư ban đầu bỏ ra ít và có cơ hội chờ tăng giá đất trong 2 năm mà không phải đóng thêm tiền.
Cũng theo ông Duy, tại các khu đô thị lớn trong TP Hà Nội hiện cũng có nhiều người ‘săn’ và giá đất tăng cũng mạnh.
“Có dự án, giá liền kề biệt thự “đẩy” giá khá cao, từ đầu năm đến nay tăng trưởng khoảng 20%, trong khi phân khúc này không phải là phân khúc quá sôi động trong nhiều năm qua. Đây là hiện tượng hơi lạ của thị trường. Điều này cho thấy, người dân tìm bất động sản là ‘nơi trú ẩn’ tài sản rất rõ ràng”, ông Duy nói.