Việc lành mạnh hóa hoạt động cấp vốn cho bất động sản là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát phù hợp, đúng người, đúng dự án.
Việc nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chuyển sang thực hiện huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, lượng phát hành với quy mô lớn, lãi suất cao sẽ tiềm ẩn rủi ro.
Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-BTC về việc tăng cường kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh hoạt động phát hành, đầu tư, cung cấp dịch vụ trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ.
Nhóm nghiên cứu dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có khả năng cao đạt được mục tiêu 6,5% trong năm 2022; tuy nhiên mục tiêu lạm phát dưới 4% của Chính phủ là khó có khả năng đạt được.
"Khi tôi về làm Bộ trưởng Bộ Tài chính, tôi quan sát thấy vấn đề này có lỗ hổng. Tôi yêu cầu cảnh báo trên phương tiện thông tin đại chúng, đã ra 5 thông cáo báo chí và đã có 4 cuộc trao đổi trên VTV" - Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định ngoài xử phạt nghiêm minh hành vi vi phạm, những doanh nghiệp yếu kém không được phát hành và dòng tiền phải phục vụ đúng mục đích phát hành.
Liên tiếp nhiều doanh nghiệp gần đây bị xử lý vì bán chui trái phiếu đã cho thấy quyết tâm chấn chỉnh, thanh lọc và hoàn thiện thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Bên cạnh mặt bằng lãi suất huy động tăng, việc các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp… có dấu hiệu chững lại cũng khiến dòng tiền quay về hệ thống ngân hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý nghiêm hành vi vi phạm hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp và đấu giá quyền sử dụng đất.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các tổ chức tín dụng triển khai, thực hiện nghiêm một số vấn đề để đảm bảo an toàn hoạt động; trong đó thực hiện kiểm soát các khoản cấp tín dụng với lĩnh vực rủi ro.
Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 1 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.
Ngay từ đầu năm, cơ quan quản lý đã có các chỉ thị yêu cầu các nhà băng sát sao với hoạt động tín dụng có rủi ro cao. Nhiều ngân hàng đã phát tín hiệu tạm dừng cho vay bất động sản. Với tình hình đó, các doanh nghiệp BĐS sẽ gặp khó khăn hơn về vốn.
Theo công ty Chứng khoán Mirae Asset, dù thanh khoản dồi dào, các ngân hàng vẫn phải chú ý đến chất lượng tài sản trong năm 2022. Đồng thời, công ty này cũng đề cập 6 ngân hàng đáng chú ý trong năm nay.
Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tại Việt Nam, phân khúc trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp đã tăng trưởng rất nhanh, thúc đẩy thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ.
Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản của Gelex đạt 61.182 tỷ đồng, tăng 2,25 lần so với đầu năm. Đặc biệt giá trị đầu tư tài chính ngắn hạn dưới dạng chứng khoán kinh doanh của Gelex đã tăng đột biến từ 1.617 tỷ đồng (đầu năm) lên 7.054 tỷ đồng (cuối năm).
Theo Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam, trong tháng 1/2022 có tổng cộng 7 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng và 16 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với tổng giá trị 25.923 tỷ đồng.
Năm 2022, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) được dự báo sẽ tiếp tục có bước phát triển với sự mở rộng cả về quy mô lẫn tính đa dạng của sản phẩm trong bối cảnh khung pháp lý ngày càng hoàn thiện để đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm là điển hình làm nhiễu loạn thị trường. Việc đấu giá đất lên tới 2,4 tỷ đồng/m2 là không phù hợp, giá không thực.
Trước những thay đổi của chính sách mới, rủi ro tiềm ẩn từ điểm rơi đáo hạn của trái phiếu là quả bom nổ chậm của thị trường. Trong đó, các ngân hàng đang là những nhà đầu tư lớn nhất đổ tiền vào trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua.
Các tổ chức tín dụng và DN bất động sản hiện là các nhà phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường. Tuy nhiên thị trường này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro, cần giám sát chặt chẽ để thị trường phát triển lành mạnh.