Các mặt hàng nông, thủy sản Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại thị trường Nhật Bản. Các sản phẩm chủ lực như cá tra, thịt gà, tôm, xoài, chuối, thanh long... đang được các siêu thị Nhật bản ưa chuộng.
Liên kết chuỗi sản xuất nông sản xuất khẩu đã và đang thực sự mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người sản xuất. Đồng thời, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi thông qua việc được tiếp cận các nông sản an toàn với giá cả cạnh tranh.
Thay vì xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch, doanh nghiệp Việt cần tích cực đẩy mạnh theo hình thức chính ngạch, đáp ứng các quy định về thuế, phí, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bao bì, nhãn mác...
Việc đẩy mạnh tìm kiếm thêm thị trường mới cho nông sản xuất khẩu vừa tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do, vừa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Mới đây, để tránh lặp lại tình trạng ùn ứ tại các cửa khẩu, Bộ Công Thương liên tục cảnh báo các địa phương, chủ hàng cần đảm bảo an toàn dịch bệnh trên bao bì hàng hóa, nông sản xuất khẩu, phương tiện vận chuyển…
Do chưa được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã nên các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam chưa thể xuất được hàng. Thậm chí nhiều lô hàng (cà phê, hạt điều…) đã có tờ khai hải quan trước ngày 1/1/2022 nhưng phải nằm chờ tại cảng.
Mới đây, Cục Hàng hải Việt Nam sẽ phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu triển khai 4 giải pháp chính nhằm hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp vận tải hàng hoá nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc.
Theo ông Nguyễn Khắc Huy, Trung Quốc đã nhiều lần cảnh báo Việt Nam về việc nên xuất khẩu thanh long theo đường chính ngạch. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam không nghe theo khuyến cáo và chỉ xuất đi đường bộ chứ không xuất theo đường biển.
Thời gian gần đây, tình trạng hàng hóa ùn ứ tại các cửa khẩu khiến nhiều doanh nghiệp Việt “đứng ngồi không yên” và chịu tổn thất nặng nề do gánh nặng chi phí cùng nỗi lo nông sản có nguy cơ thối hỏng.
Bấy lâu nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam. Chính vì vậy, tình trạng phụ thuộc thương mại vào Trung Quốc đang là thách thức lớn với nông sản Việt.
Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố và nêu rõ phương thức quản lý về hạn ngạch nhập khẩu đối với một số sản phẩm nông nghiệp và gạo của Việt Nam theo thỏa thuận của Hiệp định EVFTA.