0915 15 67 76 [email protected]
Thứ tư, 22/12/2021 13:34 (GMT+7)

“Muôn kiểu khó”, trái cây, rau củ Việt loay hoay tìm lối ra khi Trung Quốc siết chặt nhập khẩu

Bấy lâu nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam. Chính vì vậy, tình trạng phụ thuộc thương mại vào Trung Quốc đang là thách thức lớn với nông sản Việt.

Mới đây, tình trạng hàng hóa bị ùn ứ tại các cửa khẩu đã khiến giá mít Thái ở Đắk Lắk và Hậu Giang đã khiến giá rớt “thê thảm”. Hay như năm ngoái, Trung Quốc siết chặt xuất khẩu tiểu ngạch đã khiến trái sầu riêng Việt tại vườn lao dốc chưa từng thấy.

Thực tế, hiện nay hàng hóa nông sản Việt Nam đang lệ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc. Đặc biệt, thời gian tới khi Trung Quốc siết chặt hoạt động nhập khẩu, nông sản Việt sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức.

Giá nông sản chênh lệch

Theo phản ánh, hàng nghìn xe container chở nông sản xuất khẩu nông sản xuất khẩu Trung Quốc ùn ứ tại các cửa khẩu Lạng Sơn. Hiện có ít nhất 4.581 xe nông sản chưa thể xuất khẩu. Tình trạng này khiến giá nông sản đầu ra ở thị trường trong nước liên tục sụt giảm.

tm-img-alt
Giá nông sản ở các siêu thị vẫn ở mức cao.

Có thể thấy, một số nông sản xuống giá như giá thanh long ruột trắng giảm còn trên dưới 8.000 đồng/kg; ruột đỏ khoảng 12.000-15.000 đồng/kg; giá mít Thái giảm còn 4.000-9.000 đồng/kg, thậm chí có loại xuống mức 2.000 đồng/kg. Tương tự, các loại rau quả như dưa hấu, sầu riêng… bắt đầu giảm giá từ 20-30%.

Nhiều chủ vựa thay vì đóng hàng đi xuất khẩu thì đã phải lựa chọn thị trường trong nước để tiêu thụ, tuy nhiên sức mua không nhiều. Chia sẻ về vấn đề này, một chủ vựa mít ở Hậu Giang cho biết: “Nguyên nhân chính khiến giá mít Thái cũng như các mặt hàng nông sản giảm sâu là do tắc nghẽn nghiêm trọng ở cửa khẩu xuất sang Trung Quốc. Không xuất qua được, hàng hóa hư hỏng nhiều khiến giá liên tục giảm", anh nói. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sức tiêu thụ trong nước kém, cung vượt xa cầu cũng khiến giá nông sản giảm. 

Tuy nhiên, tại các chợ và siêu thị, giá trái cây bán lẻ vẫn duy trì ở mức cao. Khảo sát tại siêu thị Co.opmart SCA GoldenSilk (Hoàng Mai, Hà Nội), giá xoài Cát Hòa Lộc lên đến 76.900 đồng/kg, xoài Cát Chu 34.900 đồng/kg, thanh long 29.900-57.400 đồng/kg, sầu riêng 94.900 đồng/kg.

Tương tự, tại siêu thị Vinmart Nguyễn Chí Thanh (Đống Đa, Hà Nội), dưa hấu có giá 29.900 đồng/kg, thanh long có giá 31.500 đồng/kg, mít Thái bóc sẵn 67.800 đồng/kg, xoài Cát Chu 55.200 đồng/kg, xoài Cát Hòa Lộc 99.900 đồng/kg.

Tại các chợ, giá các loại trái cây cũng chênh lệch gấp 2-3 lần so với giá tại vườn. Nếu như mít Thái tại vườn đang xuống giá còn 2.000-8.000 đồng/kg thì tại chợ Cống Vị (quận Ba Đình) giá bán 20.000-25.000 đồng/kg đối với loại nguyên xơ, 40.000 đồng/kg đối với loại bóc sẵn.

Nông sản Trung Quốc vẫn “nhan nhản” tại các chợ truyền thống

Trong khi nông sản Việt vất vả xuất khẩu ra nước ngoài, nông sản ngoại lại rất được ưa chuộng tại thị trường nội địa. Điển hình tại Hà Nội, các loại rau, củ, trái cây Trung Quốc được bày bán nhiều ở chợ truyền thống lẫn các chợ online với mức giá rẻ.

Một tiểu thương buôn bán tại chợ Ba Đình cho hay, đa số những mặt hàng như cà rốt, khoai tây, cà chua, hành tây, bắp cải... đang được bày bán ở các chợ đều là hàng Trung Quốc. Lượng rau củ Đà Lạt thường rất ít vì giá đắt gấp 2, 3 lần giá rau củ của Trung Quốc và nhanh hỏng hơn.

"Chẳng hạn như cà chua, thường ngày cà chua Trung Quốc chỉ khoảng 20.000-30.000 đồng/kg. Nhưng khi cửa khẩu bị siết chặt, lượng cà chua Trung Quốc về ít nên giá cà chua trong nước tăng lên 50.000-60.000 đồng/kg", tiểu thương này cho biết thêm.

Theo Tổng cục Hải quan, 11 tháng kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 300,27 tỷ USD, tăng gần 30% so cùng kỳ, tương đương tăng 65,5 tỷ USD. Đáng chú ý, trong 11 tháng, nhập khẩu từ Trung Quốc lên đến 99,4 tỷ USD, tăng 33,2% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm hơn 33% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Khi nào nông sản Việt giảm lệ thuộc Trung Quốc?

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong 9 tháng qua, Trung Quốc là nguồn cung rau quả lớn nhất cho Việt Nam, chiếm đến gần 30% thị phần, tương đương 317,4 triệu USD, tăng gần 32% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thống kê cho thấy ở nhóm ngành rau quả xuất khẩu, Trung Quốc là thị trường lớn nhất, với tổng kim ngạch ước đạt 1,8 tỷ USD (chiếm khoảng 55% thị phần rau quả xuất khẩu của Việt Nam). Nhiều nhóm ngành xuất khẩu khác cũng coi Trung Quốc là đối tác lớn.

Trao đổi về vấn đề này, bà bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Bến Tre) cho biết, để ổn định đầu ra nông sản lâu dài, người dân và chính quyền cần đi vào sản xuất theo chuỗi liên kết. Đồng thời, cơ quan chức năng cần phải thông tin thị trường cho doanh nghiệp, địa phương để hạn chế rủi ro. Đồng thời, các địa phương và doanh nghiệp phải chủ động cùng thay đổi tư duy trong sản xuất và kinh doanh nông sản.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam nhận định, vì Trung Quốc theo đuổi mục tiêu "Zero Covid" nên công đoạn kiểm tra hàng hóa, nông sản ở các cửa khẩu rất kỹ khiến việc thông quan bị chậm, giá các loại nông sản cũng vì thế mà giảm theo.

Việc Trung Quốc ban hành Lệnh 248-249 cho thấy đời sống người dân đất nước này ngày càng cao đòi hỏi chất lượng hàng hóa cũng phải nâng cao hơn trước.

“Việc Trung Quốc ban hành 2 lệnh mới này sẽ đưa sản xuất Việt Nam vào khuôn khổ. Ngoài ra, ông cho rằng nông sản Việt phải đáp ứng mọi tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Đức...

Như vậy, cùng với công nghệ chế biến, hệ thống kho lạnh thì không lo cảnh được mùa rớt giá, hay bị lệ thuộc vào bất cứ thị trường nào”, ông đánh giá.

Bạn đang đọc bài viết “Muôn kiểu khó”, trái cây, rau củ Việt loay hoay tìm lối ra khi Trung Quốc siết chặt nhập khẩu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu quay đầu giảm 320 đồng/lít
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 giảm 310 đồng/lít, giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, giá bán là 24.910 đồng/lít.
HoSE lên tiếng sau sự cố nghẽn lệnh
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết, hiện đang phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận hành hệ thống để kiểm tra, xác định nguyên nhân.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023