Chuyên gia đề xuất Chính phủ và các bộ, ngành cần có giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định đời sống nhân dân trong những tháng còn lại của năm 2022.
Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 có thể xuống 3,1% khi cuộc chiến ở Ukraine đã làm tăng giá thực phẩm và hàng hóa toàn cầu và gia tăng sức ép lạm phát và ảnh hưởng tới khả năng phục hồi sau đại dịch.
Câu chuyện về giá cả đã trở thành đề tài “nóng”, được nhiều người dân quan tâm trong thời gian gần đây. Các mặt hàng thi nhau tăng giá, hình thành cơn “bão giá”, bủa vây người lao động.
Để đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm 2022 khoảng 4% đòi hỏi một sự cố gắng vượt bậc bằng nhiều giải pháp và chính sách cụ thể từ tầm vĩ mô cho đến các doanh nghiệp và cả người tiêu dùng.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trên đà phục hồi và phát triển, tuy nhiên lại đang vấp phải 2 vấn đề đó là đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế thế giới đang chững lại và rủi ro về bất ổn kinh tế vĩ mô; trong đó, lạm phát là rất lớn.
Trong báo cáo mới công bố, HSBC nhận định kinh tế Việt Nam đã có một khởi đầu tốt đẹp cho năm 2022 với GDP quý I tăng vững vàng ở mức 5,03% so với cùng kỳ năm trước, nhờ phục hồi trên diện rộng.
Giới chuyên gia cho rằng, bất động sản là kênh đầu tư giúp giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh lạm phát, dự báo sẽ tiếp tục tăng giá trong thời gian tới, tuy nhiên khả năng thanh khoản thấp.
Hậu quả kinh tế của cuộc xung đột tại Ukraine không chỉ giới hạn ở các quốc gia liên đới trực tiếp mà có thể tạo nên cuộc khủng hoảng ở quy mô chưa từng có với nền kinh tế toàn cầu.
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, bắt đầu vào ngày 24/2, đã dẫn tới những lệnh trừng phạt sâu rộng, đẩy nước này ra khỏi cơ cấu tài chính toàn cầu và khiến nền kinh tế của họ lao đao.
Bất động sản là một kênh trú ẩn an toàn khi lạm phát tăng cao. Dù vậy, những đợt lạm phát lớn có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu thuê, mua bất động sản.
VNDirect nhận định áp lực lạm phát có thể sẽ gia tăng đáng kể từ tháng 3. Tuy nhiên, công ty này tin tưởng rằng Chính phủ vẫn có thể kiểm soát lạm phát dưới 4% trong năm 2022.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, trong trường hợp giá xăng dầu năm 2022 tăng 30-40% so với năm 2021, GDP sẽ giảm tốc độ tăng trưởng và lạm phát sẽ tăng lên so với các dự báo trước đó.
Thị trường đang đẩy giá lên mức cao kỷ lục hồi đầu tuần. Dữ liệu lạm phát tăng ở mức kỷ lục không tác động nhiều tới nhà đầu tư. Họ đang chờ đợi thông báo chính sách tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 16/3.
Tuần qua, giá xăng dầu thế giới tăng mạnh đã tạo áp lực rất lớn đến lạm phát của Việt Nam. Lo ngại trước những bất ổn khó lường của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn đặt kỳ vọng lợi nhuận khởi sắc trong năm 2022.
Vàng từ lâu đã được coi là tài sản trú ẩn để bảo vệ các nhà đầu tư khỏi lạm phát và khủng hoảng kinh tế. Những ngày gần đây, vàng đang là loại tài sản được quan tâm nhất trước cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.