Phía sau giấc mộng đổi đời từ “cơn sốt” bất động sản
nhập, thậm chí có thể kiếm cả trăm triệu đồng mỗi tháng để đổi đời. Thế nhưng, khi “cơn sốt” đất đi qua thì nhiều người lâm vào cảnh thất nghiệp, thập chí mất trắng cơ nghiệp.
Ồ ạt, đổ xô làm môi giới bất động sản
Môi giới bất động sản hay còn có tên gọi khác là “cò” đất. Đây được coi là một nghề “hái ra tiền”, thậm chí đổi đời nếu trúng quả đậm. Vì thế, không ít người đã bỏ nghề để lao vào môi giới bất động sản. Một mặt khác, những năm gần đây, thị trường bất động sản nóng lên từng giờ, từng ngày. Dù bị ảnh hưởng từ bão dịch Covid 19 nhưng thị trường bất động sản vẫn “nóng hầm hập”.
Chị Nguyễn Thị Trang (SN 1986, Mai Dịch, Hà Nội) đang là chủ một cửa hàng tóc lớn, rất nhiều khách tìm đến chị. Tuy nhiên, chị quyết định chuyển nghề làm môi giới bất động sản. Hỏi về lý do thay đổi nghề đột ngột chị chỉ bảo: “Bạn bè tôi ai cũng nói, phải “cò” đất mới nhanh giàu được, kiếm tiền cả cục. Chứ cặm cụi làm tóc thì bao giờ mới mua được nhà, được xe tại Thủ đô. Vì thế, tôi đổi nghề thôi”.
Sau 2 tháng đầu tiên, nhờ sự giúp đỡ từ bạn bè đồng nghiệp, chị Trang đã có giao dịch đầu tiên. Khi nhận số tiền hoa hồng 20 triệu đồng trong tay, anh cảm thấy vô cùng vui sướng và vẽ thêm những dự định to lớn trong tương lai.
Giống như chị Trang, anh Lê Anh Khải (Bắc Ninh) từng là chủ 1 cơ sở may mặc nhỏ, nhưng từ đầu năm 2021, anh đã chuyển sang nghề môi giới nhà đất.
Khi hỏi về động cơ "nhảy" việc, anh Khải giải thích, ở tuổi 36, làm may mặc cả chục năm vất vả nhưng thu nhập của anh chỉ tầm 20 - 30 triệu đồng/tháng. Từ khi dịch COVID-19 ập đến, doanh nghiệp của anh nhiều tháng không có thu nhập.
Vì vậy, anh Khải quyết định bỏ nghề, về làm môi giới địa ốc cho một sàn bất động sản ở Bắc Ninh. "Điều khiến tôi mạnh dạn chuyển nghề là tôi có mối quan hệ rộng, kỹ năng bán hàng tốt, phù hợp với nghề môi giới địa ốc trong bối cảnh thanh khoản thị trường này tăng tốc mạnh", anh Khải nói.
Theo anh Khải, đợt sốt đất đầu năm nay, tuy chỉ diễn ra vài tháng, nhưng anh cũng tranh thủ "bỏ túi" cả tỷ đồng. Ngoài môi giới nhà đất, anh Khải còn tranh thủ bỏ vốn đầu tư, mua đi bán lại nên kiếm được một khoản tiền không hề nhỏ.
Vỡ mộng….
Sức hấp dẫn về thu nhập của nghề môi giới đã khiến cho không ít người bỏ nghề chính, "cần câu cơm" của mình nhiều năm để đi làm môi giới.
Như chị Trang hiện nay đã bước chân vào nghề được 3 năm, nhưng nhiều khi “cơm chẳng đủ mà ăn” vì liên tiếp nhiều đợt dịch Covid-19 lại ập tới, thị trường bất động sản hết cơn sốt một số khu vực thì gần như “đóng băng”.
Chị Trang cũng cho hay, môi giới bất động sản sống bằng tiền hoa hồng chứ lương hỗ trợ từ công ty cũng chỉ có 2,5 triệu đồng/tháng thì chỉ đủ thuê nhà. Hơn nữa, 5 tháng qua không có giao dịch nào và công ty cũng khó khăn nên lương cũng bị cắt. Thế nên trong thời gian đó, tiền tiết kiệm trước kia bao nhiêu tôi đã phải tiêu hết.
“Hiện nay tôi đang rơi vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi không biết nên tiếp tục với nghề môi giới bất động sản hay quay lại với công việc như trước kia. Không chỉ có tôi, mà còn rất nhiều người khi gặp khó khăn họ cảm thấy hoàn toàn sụp đổ với những hy vọng”, chị Trang bày tỏ.
Ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ (EZ Property) cũng cho hay, nghề môi giới nhà đất là nghề mà gần như ai cũng có thể tham gia, từ bà bán nước chè, ông bà già về hưu, sinh viên ra trường đến công chức nhà nước.
“Thị trường càng nóng thì nhân sự gia tăng chuyển từ các nghề khác sang càng đông. Sức hấp dẫn là do nghề này có thu nhập cao, thời gian chủ động, cơ hội kiếm được một khoản tiền lớn trong một thời gian ngắn khá cao, ngoài ra còn có những cơ hội tiếp xúc với những người có tiền, có vị trí cao trong xã hội.
Trong bối cảnh tất cả các mảng khác đều bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, không có thu nhập, thậm chí thất nghiệp thì việc nhân sự nhảy vào lĩnh vực bất động sản không có gì khó hiểu”, ông Toản nhận định.
Tuy nhiên, theo ông Toản, hiện tượng này cũng chỉ xảy ra trong ngắn hạn và 80% lượng nhân sự làm nghề môi giới sẽ bị đào thải trong 1 năm.
Còn theo các chuyên gia bất động sản, với những môi giới bất động sản không chuyên nghiệp, vấn đề đạo đức nghề nghiệp sẽ luôn được đặt sau lợi nhuận.
Vì thế, không ít người sẵn sàng dùng các chiêu trò, ví như tung tin đồn thổi, tự mua đi bán lại bất động sản với nhau, lôi kéo người dân tham gia theo tâm lý đám đông vào các giao dịch, gây nhiễu loạn thông tin, nhằm đẩy giá bất động sản lên cao để trục lợi. Điều này gây nguy hiểm cho xã hội, cho sự phát triển kinh tế cần phải chấn chỉnh, ngăn chặn.