Dấu hiệu phục hồi BĐS vào cuối năm 2021, người mua cần lựa chọn môi giới uy tín
Dịp cuối năm các doanh nghiệp ồ ạt ra hàng, trong khi thị trường bất động sản vẫn còn phức tạp, vì vậy trước khi đầu tư khách hàng cần phải tìm hiểu kỹ thông tin dự án.
5 yếu tố tạo đà phát triển thị trường BĐS năm 2021
Thứ nhất, nút thắt trong chính sách bất động sản (BĐS) được gỡ bỏ. Năm 2020 thị trường BĐS bị chững lại. Một là do thủ tục pháp lý, khi có rất nhiều luật chồng chéo, cao điểm nhất là giai đoạn 2019-2020. Các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan lập pháp cũng nắm được vấn đề này, bước đầu đã có những Thông tư, Nghị định, hướng dẫn giải đáp những thắc mắc, vướng mắc đọng lại từ giai đoạn này.
Vì thế, năm 2021 sẽ có những thuận lợi hơn về mặt thủ tục pháp lý đối với thị trường BĐS. Cụ thể là sự ra đời, bổ sung của Nghị định số 25, Thông tư 21 của Bộ Xây dựng, Nghị quyết 164 giúp tháo gỡ pháp lý cho các dự án BĐS; Nghị định 148 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai có hiệu lực từ 08/02/2021 với nội dung quan trọng về việc giải cứu hàng nghìn dự án có đất xen kẹt được kỳ vọng sẽ gỡ bỏ nút thắt thiếu hụt nguồn cung…
Thứ hai, khả năng kiểm soát dịch bệnh. Khi COVID-19 xuất hiện, làm giảm sức mua của cả nền kinh tế 2020 nói chung. Không chỉ du lịch, nông sản, thương mại mà kể cả trong ngành BĐS, sức mua của thị trường hiện cũng giảm sút nhiều. Ngoại trừ những địa phương có diễn biến đặc biệt như TP.HCM dù giá nhà và giá đất tăng nhưng sức mua vẫn tốt, thì ở một số địa phương, bao gồm cả Hà Nội, không phải giá nào cũng bán được.
Thứ ba, sức chịu đựng và khả năng phục hồi kinh tế. Xét về quy luật chung, thị trường có những lúc lên - xuống theo sóng hình sin, mà năm 2020 đã xuống mức rất thấp. Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi, GDP của Việt Nam trong năm 2020 tăng 2,91%, thấp nhất trong 10 năm vừa qua…
Thứ tư, dòng vốn ODA chảy vào Việt Nam. Dưới tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, sự cam kết mạnh mẽ về FTAs thế hệ mới của Việt Nam và quan trọng hơn là Việt Nam vẫn đảm bảo yêu cầu của dòng vốn đến khi nằm trong vùng tăng trưởng, kinh tế chính trị, xã hội ổn định và đất nước, con người muốn vươn lên là ba yếu tố thu hút dòng vốn đến Việt Nam.
Do đó vốn FDI vào lĩnh vực BĐS được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới bởi lượng vốn lớn từ các quỹ đầu tư BĐS mới lập đã sẵn sàng đổ bộ vào Việt Nam, cùng với xuất khẩu tăng do hưởng lợi từ các hiệp định thương mại đã ký kết, hoạt động du lịch sẽ ấm dần.
Cùng với đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng dần được phép vào Việt Nam, bên cạnh đó là các chính sách kinh tế vĩ mô, vi mô, chính sách tài chính được điều chỉnh linh hoạt… sẽ góp phần thúc đẩy và tạo lực đẩy cho thị trường BĐS tăng nhiệt.
Thứ năm, lãi suất giảm. Khi thị trường vàng có nhiều rủi ro, thị trường ngoại tệ quản lý chặt, không mang lại lãi suất, xu thế tất yếu là dòng tiền sẽ đổ vào thị trường chứng khoán một cách mạnh mẽ. Nhiều nhà đầu tư vay tiền để đầu tư vào chứng khoán…
Thị trường BĐS 2021 sẽ phục hồi vào cuối năm?
Theo số liệu từ Hội Môi giới BĐS Việt Nam, 9 tháng đầu năm 2021, tổng nguồn cung mới trên thị trường đạt trên 165.700 sản phẩm, nhưng lượng giao dịch chỉ đạt khoảng 61.800 sản phẩm, chiếm khoảng 37% tổng nguồn cung. Riêng quý III/2021 lượng cung sản phẩm trên thị trường thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Thị trường BĐS tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam có nguồn cung 3.516 sản phẩm, giao dịch 2.724 sản phẩm do đợt dịch COVID19 lần thứ tư kéo dài đã khiến thị trường BĐS phía Nam nói riêng lâm vào cảnh “đóng băng”. Hàng loạt dự án phải ngừng hoạt động xây dựng, hoàn thiện thủ tục đầu tư, ảnh hưởng đến nguồn cung thị trường.
Tuy nhiên, những ngày gần đây, thị trường BĐS bắt đầu sôi động trở lại do TP.HCM và các tỉnh phía Nam đã nới lỏng giãn cách, chuyển sang trạng thái “bình thường mới”. Nhiều doanh nghiệp BĐS đã “bung” dự án mới ra thị trường và tiếp tục mở bán các dự án cũ. Những tín hiệu từ việc dự án đồng loạt chào thị trường trong quý IV/2021 đang khiến BĐS phía Nam có niềm tin hơn về nguồn cung sẽ dồi dào từ nay đến thời điểm cuối năm 2021.
Mặc dù nguồn cung đang được cải thiện, thị trường BĐS đang có dấu hiệu phục hồi, nhưng theo nhận định của nhiều chuyên gia BĐS, rất khó để kỳ vọng vào kịch bản “màu hồng” trong quý IV/2021, đặc biệt là khu vực phía Nam, dù các hoạt động “bình thường mới” trùng vào mùa cao điểm bán hàng cuối năm. Theo chuyên gia nghiên cứu thị trường BĐS Trần Khánh Quang, dư chấn của đợt dịch lần thứ tư làm đảo lộn kế hoạch kinh doanh trong ít nhất 6 tháng nữa, đồng nghĩa với việc quý IV/2021 và quý I/2022, thị trường BĐS, đặc biệt là thị trường phía Nam vẫn đứng trước phép thử khó khăn, nhiều thách thức hơn.
Chuyên gia kinh tế TS. Đinh Thế Hiển cũng cho hay, thị trường BĐS sẽ không có đà tăng trưởng ngay lập tức dù kịch bản sống chung với dịch đã được kích hoạt. Nhiều dự án tái khởi công, doanh nghiệp BĐS đang háo hức chờ ngày trở lại triển khai bán hàng, kinh doanh vào dịp cuối năm nay.
Bà Dương Thùy Dung - Giám đốc Cấp cao CBRE Việt Nam dự báo: “Sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát tốt, thanh khoản BĐS sẽ tăng trở lại, kéo theo giá cả tăng nhẹ do nguồn cung hạn chế. Bởi nhu cầu còn nhiều nhưng nguồn cung khan hiếm, chủ đầu tư dự án có đủ năng lực để chào bán sản phẩm ở giai đoạn này và sử dụng các kênh bán hàng trực tuyến, sản phẩm chất lượng tốt, giá cả phù hợp thì chắc chắn sẽ thu hút rất nhiều sự quan tâm của khách hàng”.
Nguồn thu nhập hạn chế của đa số người dân trong thời điểm này khiến tình hình thị trường không có nhiều biến động, giao dịch chủ yếu diễn ra từ nhà đầu tư dài hạn đang là khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp BĐS đang phải đối diện.
Các chủ đầu tư dự án BĐS sẽ tích cực mở bán trong quý IV/2201 để tăng tốc việc bán hàng bù lại cho khoảng thời gian bị ngưng trệ do giãn cách xã hội. Thị trường sẽ hồi phục mạnh vào tháng 11, 12/2021 khi tâm lý thị trường đã ổn định trở lại và việc di chuyển giữa các tỉnh, thành phía Nam thuận lợi hơn. Cuối năm bao giờ cũng là thời điểm thị trường BĐS sôi động nhất và đặc biệt là nhu cầu đã bị nén lại sau một thời gian dài giãn cách xã hội, bà Nguyễn Hương - CEO Đại Phúc Land nhận định.
Người mua nhà cần lựa chọn đơn vị môi giới chuyên nghiệp, uy tín
Tại các công ty môi giới chuyên nghiệp, đội ngũ tư vấn được đào tạo bài bản giúp tư vấn khách hàng hạn chế được rủi ro khi giao dịch BĐS.
Đã có nhiều nhà đầu tư thời gian qua, mất tiền oan khi nghe lời tư vấn từ những môi giới BĐS độc lập hay từ các công ty môi giới BĐS nhỏ, vừa mới thành lập. Để người dân không bị mất tiền oan vào những dự án "ma", chính quyền nhiều nơi đã cho dựng bảng cảnh báo ngay tại dự án. Hiện cũng có những kiến nghị sửa Luật kinh doanh BĐS 2014, trong đó, người làm môi giới tự do sẽ không còn được "tự do" môi giới nữa nhằm hạn chế rủi ro cho người mua.
Lúc này, người làm môi giới tự do nên nghĩ đến phương án đầu quân cho một công ty môi giới uy tín để có hướng phát triển sự nghiệp tốt hơn. Những đơn vị này sẽ đảm bảo việc phân chia công bằng về phí hoa hồng cho môi giới, được hỗ trợ các vấn đề giấy tờ, pháp lý, hỗ trợ khai báo thuế TNCN, cũng như chủ động về mặt thời gian làm việc, một chuyên gia trong lĩnh vực BĐS cho hay.
Các nhân viên môi giới còn được tham gia các khoá đào tạo từ căn bản đến nâng cao, học kỹ năng xây dựng hình ảnh cá nhân, kỹ năng bán hàng, truyền đạt kinh nghiệm từ những người đã thành công trong ngành, hỗ trợ các công cụ bán hàng mới nhất để hoàn thành tốt công việc.
Người mua nhà cũng cần lựa chọn đơn vị môi giới chuyên nghiệp và uy tín. Bởi tại những đơn vị môi giới lớn, có thương hiệu, các nhân viên tư vấn có khả năng thẩm định pháp lý của các dự án hạn chế rủi ro và tiết kiệm thời gian cho khách hàng.