Nguyễn Thị Phương Thảo – Bản lĩnh của người phụ nữ "không làm chuyện cò con"
Là người phụ nữ duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú tiền đô, bà Nguyễn Thị Phương Thảo được biết đến là người đã thổi làn gió mới vào ngành hàng không Việt.
Sở hữu 1 triệu USD ở tuổi 21, tới năm 2019, khối tài sản của bà đã chạm mức 2,7 tỷ USD. Thành công ấy là trái ngọt của sự thông minh, quyết đoán và tài năng của người phụ nữ có quan điểm “không làm chuyện cò con” từ thuở mới lập nghiệp.
Trái ngược với dáng người nhỏ nhắn, nụ cười ngọt ngào của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo là ý chí bền bỉ và những giấc mơ lớn. CEO Vietjet Air chính là người phụ nữ làm thay đổi ngành hàng không Việt Nam. Điều gì đã giúp người phụ nữ làm nên những dấu ấn lớn như vậy trên thương trường?
Nguyễn Thị Phương Thảo sinh ngày 07/06/1970 tại Hà Nội. Trình độ học vấn của bà thật bài bản: Tiến sỹ Điều khiển học kinh tế; Cao đẳng Kinh tế lao động – Cao đẳng Kinh tế Quốc dân Matxcova; Cử nhân Tài chính Tín dụng – Học viện Thương mại Matxcova – Nga
Là một nữ doanh nhân, nữ tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam được Forbes ghi nhận sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Hiện bà đang giữ chức vụ Tổng giám đốc của VietJet Air, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank. Bà là Cử nhân Kinh tế và Tài chính, Tín dụng – Ngân hàng, Tiến sĩ Kinh tế.
Bà Thảo chính là một trong những nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Đông Nam Á, người Việt duy nhất nằm trong danh sách 50 doanh nhân tiêu biểu toàn cầu do Bloomberg 2018. Với khối tài sản lên đến 2,5 tỷ USD, tương đương khoảng 58.000 tỷ đồng. Bà đã vinh dự được Forbes vinh danh là 1 trong 25 người phụ nữ quyền lực nhất Châu Á.
Nổi tiếng trên truyền thông với vai trò là nữ CEO của Vietjet Air, nhưng ít ai biết được lĩnh vực chính của bà Thảo lại là lãnh đạo ngân hàng. Bà được đào tạo bài bản về ngành tài chính, tín dụng, ngân hàng, kinh tế và trở thành Tiến sĩ kinh tế vào năm 27 tuổi. Nhưng lĩnh vực đưa bà Nguyễn Thị Phương Thảo trở thành tỷ phú USD lại chính là hàng không. Bà được công nhận là: “Người làm nên cuộc cách mạng hàng không Việt Nam với mục tiêu ai cũng có thể bay”.
Với việc thực hiện “giấc mơ bay”, nữ tỷ phú từng chia sẻ: “Trước khi Vietjet tham gia thị trường, chỉ có 1% dân số được tiếp cận với phương tiện được cho là xa xỉ và chỉ dành cho người giàu này. Chúng tôi đã có quyết định rất đột phá là hướng tới những đối tượng chưa đi máy bay bao giờ, thậm chí chưa biết chữ và chưa bao giờ bước chân ra khỏi làng quê của mình”.
Để xây dựng Vietjet Air tăng trưởng thần tốc như hiện nay, bà Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn khi mới bắt đầu. Bà còn phải đứng trước áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn như Vietnam Airlines và con mắt nghi ngờ của thị trường.
Muốn có được giấy pháp đầu tư Vietjet vào năm 2007, bà Thảo đã phải mất tới 10 năm nghiên cứu các mô hình hàng không giá rẻ như Southwest, Ryan Air hay AirAsia. Nhưng khi bắt tay vào hoạt động thì lại gặp giá dầu lúc đó tăng cao, buộc kế hoạch phải hoãn lại. Đến năm 2010, Vietjet Air nhận được thỏa thuận liên doanh với AirAsia nhưng lại gặp vướng mắc khiến việc liên doanh không thành.
Không từ bỏ giấc mơ của mình, bà đã tự mở hãng hàng không tư nhân lấy tên Vietjet Air, định hướng phát triển theo mô hình bay giá rẻ với mục tiêu trở thành một Emirate của châu Á.
Dưới bàn tay lãnh đạo tài tình của bà, Vietjet Air đã tăng trưởng thần tốc. Chỉ trong giai đoạn 2014-2016, hãng bay này đã chiếm 29% thị phần. Thành tích đáng nể này chính là nhờ sức tăng trưởng của ngành GTVT, và động lực từ kết quả kinh doanh của đối thủ Vietnam Airlines.
Ngày 23/05/2016, dưới sự chứng kiến của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch nước Trần Đại Quang, hãng hàng không VietJet đã ký thỏa thuận thuê mua 100 chiếc Boeing 737 MAX 200 của tập đoàn đến từ nước Mỹ trị giá 11,3 tỷ USD.
Tính đến năm 2019, Vietjet đã chiếm hơn 40% thị phần nội địa, ghi nhận lãi kinh doanh ngay trong năm thứ 2 cất cánh.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo bước vào thương trường khi còn là sinh viên năm thứ 2. Nhân cơ hội thị trường Đông Âu đang trong tình trạng thiếu thốn hàng tiêu dùng, mọi thứ đều khan hiếm, bà Thảo đã bắt đầu kinh doanh đủ thứ từ hàng điện tử, máy tính, máy fax đến băng đĩa, đồng hồ, thậm chí cả hàng nông sản từ các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, HongKong (Trung Quốc) sang Đông Âu… Song song với đó, bà cũng đưa về Việt Nam những mặt hàng thị trường khan hiếm và cần thiết như thiết bị, sắt thép, phân bón…
Khi bắt đầu khởi nghiệp, vốn liếng của bà Thảo lúc bấy giờ chỉ là một chữ tín và sức lao động chăm chỉ đến phi thường của bản thân. Đối với bà Thảo, việc kinh bắt đầu lúc 5h sáng và kết thúc lúc 2h sáng hôm sau là điều bình thường.
Bà chia sẻ: “Khi thấy mình chăm chỉ và có trách nhiệm thì các đối tác phân phối lớn sẽ chọn là đại lý để phân phối hàng cho họ nên mình không cần nhiều vốn. Do mình làm việc rất hiệu quả và trung thực. Ví dụ, thị trường giá cả hay biến động thì mình làm việc theo cách ngày nào giá bao nhiêu và doanh thu ngày hôm đấy tương ứng với giá hôm ấy mình đều thông báo cho họ rất cẩn thận. Bởi vậy, người ta có niềm tin và thấy được làm việc với mình hiệu quả, doanh thu lợi nhuận đảm bảo tốt”.
Chỉ bằng niềm tin mãnh liệt và sức lao động cần củ, sau 3 năm bà Thảo đã có 1 triệu USD đầu tiên (thời đó là rất lớn). Trở thành triệu phú đô la đầu tiên khi mới 21 tuổi.
Theo thống kê của Forbes, tính đến ngày 09/07/2021, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet sở hữu khối tài sản ước tính 2,4 tỷ USD, và là nữ doanh nhân duy nhất của Việt Nam có tên trong danh sách tỷ phú USD của tạp chí danh tiếng này.
Forbes cho hay, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, 51 tuổi, hiện xếp thứ 1111 trong bảng danh sách tỷ phú USD trên thế giới. Bà Thảo là tỷ phú tự thân, với nguồn thu nhập chủ yếu đến từ hãng hàng không Vietjet và ngân hàng HD Bank.
Năm 2017 đánh dấu tên tuổi của bà Thảo khi nữ doanh nhân này chính thức trở thành tỷ phú USD, chỉ 6 năm sau khi bà cho ra mắt hãng hàng không VietJet Air. Ngoài hàng không và ngân hàng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo còn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và khu nghỉ dưỡng.
Với khối tài sản ước tính 2,4 tỷ USD, CEO VietJet Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ doanh nhân duy nhất của Việt Nam có tên trong danh sách tỷ phú USD của Forbes.
Ngoài ra, Bloomberg cũng đánh giá bà làmột trong 50 nhà lãnh đạo tiêu biểu toàn cầu 2018, bên cạnh những nhân vật toàn cầu như Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ, Giám đốc tài chính của Microsoft, Ngoại trưởng Canada, Tổng thống Nam Phi…
Chồng của của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tuy ít xuất hiện trước báo chí nhưng khi nhắc đến Vietjet, giới doanh nhân sẽ nghĩ ngay đến cặp vợ chồng doanh nhân quyền lực Thảo – Hùng. Nhất là khi biết về lý lịch khủng của người chồng luôn đứng phía sau, là chỗ dựa vững chắc cho bà Thảo.
Ông Nguyễn Thanh Hùng hiện là Thành viên Hội đồng tư vấn doanh nghiệp của APEC (ABAC) do Thủ Tướng phê chuẩn, Phó chủ tịch diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản, Uỷ viên Ban chấp hành hội Hữu nghị Việt Nam – Hoa Kỳ. Đồng thời là thành viên duy nhất của DN Việt Nam tại diễn đàn kinh tế thế giới, và được diễn đàn này họp tại Davos Thụy Sĩ năm 2007 bầu chọn là Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu.
Ông cũng chính là nhà đồng sáng lập cùa Sovico Hodings – Tập đoàn lớn đang hoạt động ở nhiều lĩnh vực bao gồm: Tài chính ngân hàng, bất động sản, hàng không ở Việt Nam. Và còn là sáng lập viên của VIB và Techcombank.
Khi tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại, di chuyển của người dân, Vietjet nhanh chóng có giải pháp kinh doanh phù hợp để thích ứng. Vietjet là hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam chuyển hướng đẩy mạnh hoạt động vận tải hàng hóa. Sau khi được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn năng định vận chuyển hàng hóa trong khoang hành khách (CIPC), Vietjet đã thực hiện nhiều chuyến bay với tổng tải trọng hàng hóa lên đến 23 tấn.
Song song với hoạt động kinh doanh, Vietjet tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ hành khách và cộng đồng thông qua các chuyến bay giải tỏa khách, các chuyến bay vận chuyển miễn phí hàng hóa cho người dân vùng bị thiệt hại bão lũ miền Trung Việt Nam, chở miễn phí hơn 10 tấn thiết bị y tế phòng dịch viện trợ từ Đức về Việt Nam, Vietjet vận chuyển hàng nghìn y bác sĩ, hàng triệu liều vaccine phòng dịch, tặng khẩu trang y tế cho người dân các nước Pháp, Anh, Đức, Mỹ…
Ngày 5/6/2021, tại lễ ra mắt Quỹ Vaccine phòng COVID-19, trong số các doanh nghiệp đóng góp cho quỹ, doanh nghiệp của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã ủng hộ 100 tỷ đồng. Đây là sự nối tiếp chuỗi hoạt động thiện nguyện của các đơn vị do nữ tỷ phú này điều hành. Những đóng góp của bà Phương Thảo cùng các doanh nghiệp của bà không ồn ào mà lặng lẽ, nhưng rất ý nghĩa và đầy nhân văn.
Khi thị trường hàng không có dấu hiệu khởi sắc, Vietjet đã xây dựng kế hoạch kinh doanh 2021 với thông điệp "Trở lại bầu trời", tăng trưởng kinh doanh nội địa và sẵn sàng cho kinh doanh quốc tế từ tháng 07/2021. Với diễn biến của dịch COVID-19, Vietjet xây dựng lại kế hoạch kinh doanh thận trọng năm 2021 với doanh thu vận tải hàng không đạt 15.500 tỷ đồng, doanh thu hợp nhất đạt 21.900 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với năm 2020.
Bà Phương Thảo đang cùng Vietjet tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị cho học viện Hàng không Vietjet; đầu tư công viên công nghệ, đón nhận các hoạt động, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ hàng không… Với mục tiêu đưa Vietjet vào nhóm những hãng hàng không hàng đầu thế giới.