0915 15 67 76 [email protected]
Thứ bảy, 14/11/2020 07:41 (GMT+7)

Ngân hàng Thế giới sẽ giúp Việt Nam phục hồi xanh và phát triển bền vững

Bà Carolyn Tuck, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khẳng định, sẽ làm việc cụ thể với các đơn vị để xác định nội dung hợp tác trong giai đoạn tới.

Trong buổi làm việc gần đây nhất tại Hà Nội với bà Carolyn Tuck, tân Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đánh giá cao vai trò của Ngân hàng Thế giới (WB) hiện là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam cũng như của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), tính cả về quy mô tài trợ và phạm vi các lĩnh vực hợp tác.

Đồng thời, Bộ trưởng tin tưởng dưới sự lãnh đạo của bà Carolyn Tuck trong cương vị tân Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, mối quan hệ hợp tác giữa hai bên sẽ ngày càng phát triển, thực chất theo cả chiều rộng và chiều sâu.

tm-img-alt
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà tiếp và làm việc với bà Carolyn Tuck, tân Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

Chia sẻ với bộ trưởng, bà Carolyn Tuck rất ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam; song bên cạnh đó, việc bảo vệ môi trường lại là một thách thức không nhỏ.

“Đã đến lúc, Việt Nam cần cân bằng giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng; vì vậy, cần tạo không gian để ưu tiên cho việc bảo vệ môi trường đất, nước, không khí, môi trường biển – những yếu tố cấu thành cho sự bền vững trong tương lai”, bà Carolyn Tuck nói.

Theo bà Carolyn Tuck, tháng 6/2020, WB đã thông qua khoản vay Dự án “Chương trình phát triển chính sách biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh lần thứ hai” cho Việt Nam. WB mong muốn, dự án sẽ sớm được hoàn thiện các thủ tục cần thiết để tạo điều kiện ký kết Hiệp định tài trợ trong thời gian sớm nhất có thể.

Trong lĩnh vực đất đai, WB đã tài trợ cho Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai Dự kiến đến cuối năm 2021 sẽ có 229 huyện hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu. Đến nay, có một số địa phương cần gia hạn thời gian thực hiện để hoàn thành dự án. Bà Carolyn Tuck mong muốn Bộ TN&MT tiếp tục hỗ trợ các tỉnh có thể số hóa, lưu trữ dữ liệu cơ sở dữ liệu đất đai để đảm bảo sự liên thông hoạt động một cách hiệu quả.

Tân Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng bày tỏ việc sẵn sàng cùng Bộ TN&MT triển khai Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ Việt Nam để phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long, thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời sẽ chung tay cùng Việt Nam giải quyết những vấn đề về ô nhiễm môi trường.

tm-img-alt
Bà Carolyn Tuck, tân Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. 

Đề xuất với bà Carolyn Tuck, Bộ trưởng đề nghị, trong năm 2021 - 2022, WB có thể hỗ trợ Bộ sửa đổi Luật đất đai, hỗ trợ triển khai Luật Bảo vệ môi trường, nhất là việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt; về chính sách, công nghệ và đầu tư tài chính.

Cùng với đó, WB tiếp tục giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu. Ở đồng bằng sông Cửu Long, WB nên tập trung vào những dự án liên vùng, liên tỉnh, có tính căn cơ, tránh chia nhỏ; đặc biệt phát triển hệ thống hạ tầng đa mục tiêu như các công trình cấp nước tập trung, tái cấu trúc theo hệ sinh thái tự nhiên.

Đối với lĩnh vực tài nguyên biển, hải đảo, WB có thể cùng Bộ TN&MT xây dựng quy hoạch không gian biển, quy hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ cho 29 địa phương có biển…

Ghi nhận ý kiến của Bộ trưởng, tân Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khẳng định, sẽ làm việc cụ thể với các đơn vị để xác định nội dung hợp tác mới trong giai đoạn tới, trên tinh thần luôn sẵn sàng đồng hành, giúp Việt Nam phục hồi xanh và phát triển bền vững.

Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Bạn đang đọc bài viết Ngân hàng Thế giới sẽ giúp Việt Nam phục hồi xanh và phát triển bền vững. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

5 nhóm vấn đề mới của Luật Đất đai (sửa đổi)
Tại họp báo công bố kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Thường trực Phan Đức Hiếu cho biết, Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 đã có nhiều điểm mới, tập trung vào 5 nhóm vấn đề.

Tin mới