Đề xuất người nước ngoài được mua bất động sản du lịch ở Việt Nam
Đề xuất này đang thu hút được sự quan tâm của giới kinh doanh BĐS, giới chuyên gia cũng như dư luận.
Sau gần 3 năm triển khai Luật nhà ở cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, xu hướng giao dịch BĐS của nhóm đối tượng này đang dần được cải thiện với số lượng ngày càng gia tăng. Theo số liệu do Savills Việt Nam công bố, nguồn khách hàng ngoại mua nhà tại Việt Nam chủ yếu đến từ Châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore. Khách ngoại vẫn ưa chuộng dòng sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp, đi kèm với đó là đòi hỏi về chất lượng công trình, dịch vụ cũng như khả năng đầu tư, cho thuê lại.
Đề xuất này ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của giới kinh doanh BĐS, giới chuyên gia cũng như dư luận, bởi nếu được thông qua rất có thể sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của phân khúc nhiều tiềm năng này trong tương lai. Một đề xuất được nhiều chuyên gia ủng hộ, nhưng cũng có một số ý kiến ngược lại bởi những ảnh hưởng tiêu cực đến cục diện chung.
Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành thì người nước ngoài mới chỉ được mua và sở hữu nhà ở (quy định trong Luật nhà ở và Luật kinh doanh BĐS). Cụ thể, cá nhân, tổ chức nước ngoài chỉ được sở hữu không vượt quá 30% tổng số lượng căn hộ tại tòa nhà chung cư, không quá 10% hoặc 250 căn nhà thấp tầng tại dự án nhà ở. Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà tối đa 50 năm và được phép gia hạn không quá 50 năm. Còn loại hình BĐS du lịch thì chưa có quy định nào tại 2 luật trên.
Vì thế, Bộ Xây dựng cho biết, đang nghiên cứu, kiến nghị trình Thủ tướng sửa đổi Luật nhà ở, Luật kinh doanh BĐS theo hướng tăng tỉ lệ sở hữu nhà ở người nước ngoài và các tổ chức nước ngoài trong mỗi tòa chung cư. Đồng thời, kiến nghị cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu các BĐS du lịch tại Việt Nam.
Đối với BĐS du lịch, tại một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia…đều đã có quy định cho người nước ngoài mua BĐS nghỉ dưỡng. Chẳng hạn Malaysia có hẳn chương trình "Malaysia my second home" để kích cầu mua BĐS nghỉ dưỡng của người nước ngoài đã sinh sống 10 năm. Theo thống kê thì (2002 – 2018) nước này đã có 42.271 người nước ngoài mua nhà.
Tại Việt Nam, theo quy định của pháp luật (Luật nhà ở 2014) cá nhân, tổ chức người nước ngoài được phép mua nhà ở cũng đã đem lại tín hiệu rất tích cực cho thị trường BĐS cao cấp và hạng sang. Kể từ 2015 đến nay, nguồn cung căn hộ cao cấp và hạng sang tại Tp.HCM hay Hà Nội liên tục gia tăng mạnh và hấp thụ tốt. CBRE Việt Nam ghi nhận giá căn hộ hạng sang ở trung tâm luôn gia tăng hàng năm (tăng 17% vào 2018, tiếp tục dự báo tăng thêm 10% trong năm 2020), tỷ lệ hấp thụ đạt gần 90%.
Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành thì người nước ngoài mới chỉ được mua và sở hữu nhà ở (quy định trong Luật nhà ở và Luật kinh doanh BĐS). Cụ thể, cá nhân, tổ chức nước ngoài chỉ được sở hữu không vượt quá 30% tổng số lượng căn hộ tại tòa nhà chung cư, không quá 10% hoặc 250 căn nhà thấp tầng tại dự án nhà ở. Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà tối đa 50 năm và được phép gia hạn không quá 50 năm. Còn loại hình BĐS du lịch thì chưa có quy định nào tại 2 luật trên.
Vì thế, Bộ Xây dựng cho biết, đang nghiên cứu, kiến nghị trình Thủ tướng sửa đổi Luật nhà ở, Luật kinh doanh BĐS theo hướng tăng tỉ lệ sở hữu nhà ở người nước ngoài và các tổ chức nước ngoài trong mỗi tòa chung cư. Đồng thời, kiến nghị cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu các BĐS du lịch tại Việt Nam.
Đối với BĐS du lịch, tại một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia…đều đã có quy định cho người nước ngoài mua BĐS nghỉ dưỡng. Chẳng hạn Malaysia có hẳn chương trình "Malaysia my second home" để kích cầu mua BĐS nghỉ dưỡng của người nước ngoài đã sinh sống 10 năm. Theo thống kê thì (2002 – 2018) nước này đã có 42.271 người nước ngoài mua nhà.
Tại Việt Nam, theo quy định của pháp luật (Luật nhà ở 2014) cá nhân, tổ chức người nước ngoài được phép mua nhà ở cũng đã đem lại tín hiệu rất tích cực cho thị trường BĐS cao cấp và hạng sang. Kể từ 2015 đến nay, nguồn cung căn hộ cao cấp và hạng sang tại Tp.HCM hay Hà Nội liên tục gia tăng mạnh và hấp thụ tốt. CBRE Việt Nam ghi nhận giá căn hộ hạng sang ở trung tâm luôn gia tăng hàng năm (tăng 17% vào 2018, tiếp tục dự báo tăng thêm 10% trong năm 2020), tỷ lệ hấp thụ đạt gần 90%.
Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm