Có 46 bộ, cơ quan trung ương và địa phương báo cáo đề xuất bổ sung dự toán và kế hoạch đầu tư công năm 2022 cho các dự án được giao Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, với tổng số vốn là trên 20.450 tỷ đồng.
Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu được đề xuất đầu tư từ vốn ngân sách trung hạn giai đoạn 2020 - 2025 và Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 6.029 tỷ đồng.
TP.HCM đã và đang tập trung tối đa để đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu cơ bản hoàn thành tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và khởi công tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương).
VNR vừa có văn bản gửi các bộ ngành kiến nghị cấp có thẩm quyền bố trí vốn sửa chữa, nâng cấp hơn 40 nhà ga đường sắt, với tổng mức đầu tư gần 2.400 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường cao tốc để phấn đấu đến năm 2030 có 5.000 km đường cao tốc
Trong thời gian 2 năm phải giải ngân hết số vốn mà Chương trình Phục hồi kinh tế đã bố trí. Tổng hợp chung đến 2025, hoàn 2.000km đường cao tốc. Để làm được một khối lượng công việc rất lớn như vậy, cần sự khác biệt, yếu tố nào để hoàn thành?
2 dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng vừa được Bộ GTVT trình Thủ tướng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để tổ chức thẩm định trình Quốc hội.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng bến cảng số 5, số 6 khu bến cảng Lạch Huyện (Hải Phòng) đã được chấp thuận chủ trương đầu tư ngày 4/3/2021.
Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ đã có chỉ đạo ưu tiên nguồn lực để phát triển đường cao tốc trong giai đoạn từ nay đến năm 2025. Quốc hội đã có nghị quyết dành nguồn lực lớn cho phát triển hạ tầng giao thông trong Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội.
Là một động lực cho tăng trưởng kinh tế, nên giải ngân vốn đầu tư công được đốc thúc rất quyết liệt, không chỉ là ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm, mà còn là “xuyên Việt, xuyên Tết”.
Bất chấp những ảnh hưởng từ dịch COVID-19, dòng vốn đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp trên cả nước vẫn tăng mạnh. Đáng chú ý nhất là dòng vốn 5,1 tỷ USD đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng, dẫn đầu cả nước.
Ngay trong quý I/2022, giao thông đường bộ sẽ khởi công các dự án lớn như đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch; nâng cấp, mở rộng QL9 đoạn từ cảng Cửa Việt đến QL1 (Quảng Trị)…
Việt Nam đã trải qua giai đoạn "bùng nổ" về điện gió, điện mặt trời. Tổng công suất năm 2021 của các nguồn năng lượng tái tạo đạt 20.670 MW, chiếm 27% tổng công suất đặt toàn hệ thống (76.620 MW).
Ông Trần Tuệ Quang – Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực thông tin với báo chí về tình hình cung ứng điện năm 2022 khoảng 275,5 tỷ kwh, về cơ bản được đảm bảo mà không phải thực hiện cắt giảm điện.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến đối với kiến nghị của Bộ Giao thông Vận tải về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay. Theo đó, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có thêm 6 sân bay mới.
Tính đến cuối năm 2021, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 76.620 MW, tăng gần 7.500 MW so với năm 2020. Theo đó, Việt Nam trở thành quốc gia đứng đầu khu vực ASEAN về công suất nguồn điện.