0915 15 67 76 [email protected]
Thứ hai, 14/02/2022 10:53 (GMT+7)

2.000 km đường cao tốc đến năm 2025, “đột phá” gì để hoàn thành?

Trong thời gian 2 năm phải giải ngân hết số vốn mà Chương trình Phục hồi kinh tế đã bố trí. Tổng hợp chung đến 2025, hoàn 2.000km đường cao tốc. Để làm được một khối lượng công việc rất lớn như vậy, cần sự khác biệt, yếu tố nào để hoàn thành?

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết triển khai Nghị quyết 44/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Theo đó, Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phê duyệt 12 dự án thành phần, hoàn thành trước ngày 30/6; đảm bảo khởi công trước 31/12/2022; triển khai thi công đồng loạt trước 31/3/2023. Các địa phương bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp trước 20/11/2022; bàn giao toàn bộ diện tích còn lại trong quý 2/2023.

Trong thời gian 2 năm phải giải ngân hết số vốn mà Chương trình Phục hồi kinh tế đã bố trí. Tổng hợp chung, từ nay đến 2025, phải hoàn thành đầu tư thêm 2.000km đường cao tốc.

Để làm được một khối lượng công việc rất lớn như vậy, cần sự khác biệt, yếu tố nào để hoàn thành?

"Tinh thần của Chính phủ là "phân cấp, phân cấp và phân cấp"

Khi dự khánh thành tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành nhiều thời gian phân tích các nguyên nhân để dự án này hoàn thành đúng tiến độ, góp phần thực hiện khâu đột phá chiến lược về hạ tầng.

Thủ tướng nêu rõ nguyên nhân quan trọng, mấu chốt là việc giao UBND tỉnh Ninh Bình làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền với dự án, cụ thể là Sở Giao thông Vận tải tỉnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các bộ, ngành phải tin tưởng giao trách nhiệm cho các địa phương. Khi được giao, địa phương phải cố gắng cao nhất, khẳng định trách nhiệm của mình với dân, với nước.

"Tinh thần của Chính phủ là "phân cấp, phân cấp và phân cấp" nhưng phân cấp, phân quyền phải đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát, phân bổ nguồn lực phù hợp và nâng cao năng lực cán bộ thực thi" - Thủ tướng phát biểu.

Trước đây, dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn và Trung Lương - Mỹ Thuận được chuyển giao vai trò cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cho tỉnh Lạng Sơn và Tiền Giang. Cùng với nỗ lực của nhà đầu tư, tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đã về đích chỉ sau 2 năm thực hiện và Trung Lương - Mỹ Thuận thông xe kỹ thuật sau gần 3 năm tái khởi động.

Thủ tướng quyết định chỉ định thầu trong 2 năm 2022 và 2023 đối với gói thầu xây lắp các dự án thành phần, kèm theo yêu cầu tiết kiệm tối thiểu 5% giá trị dự toán gói thầu (không bao gồm chi phí dự phòng) và các gói thầu quan trọng khác nếu thấy cần thiết về tư vấn liên quan đến dự án, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng Bộ GTVT và kết quả thẩm định của Bộ Kế hoạch - Đầu tư.

PGS-TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam, cho rằng: "Phương án chỉ định thầu công tác xây lắp nên sử dụng hình thức chỉ định tổng thầu cho từng dự án.Tổng thầu sẽ lựa chọn các nhà thầu phụ và nêu trong hồ sơ dự thầu, chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về chất lượng, tiến độ…" - PGS-TS Trần Chủng nêu ý kiến.

Dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo là một hình mẫu để các dự án khác tham khảo về sự chủ động của doanh nghiệp. Sau 4 tháng kể từ ngày ký hợp đồng BOT, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án đã hoàn thành thu xếp vốn khi ký được hợp đồng tín dụng cùng ngân hàng TPBank với khoản vốn cam kết giải ngân 1.700 tỷ đồng, đáp ứng đủ mọi điều kiện để tiến hành thực hiện thi công xây dựng dự án.

Liên danh nhà đầu tư đã áp dụng mô hình cơ cấu vốn 3P; vốn ngân sách nhà nước theo luật định, vốn chủ sở hữu tích lũy từ kinh nghiệm, khấu hao, tối ưu sản xuất, vốn huy động bằng vay tín dụng, phát hành trái phiếu, thị trường chứng khoán, hợp đồng hợp tác đầu tư (BCC).

Bạn đang đọc bài viết 2.000 km đường cao tốc đến năm 2025, “đột phá” gì để hoàn thành?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đầu tư năng lượng tái tạo cần được ưu tiên hàng đầu
Theo chuyên gia, dự án đầu tư thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo cần được đặt lên ưu tiên hàng đầu và những cơ chế ưu đãi cao nhất cần được áp dụng cho việc thu hút đầu tư tư nhân cả trong và ngoài nước vào lĩnh vực này.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.