Việt Nam đã trải qua giai đoạn "bùng nổ" về điện gió, điện mặt trời. Tổng công suất năm 2021 của các nguồn năng lượng tái tạo đạt 20.670 MW, chiếm 27% tổng công suất đặt toàn hệ thống (76.620 MW).
Ông Trần Tuệ Quang – Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực thông tin với báo chí về tình hình cung ứng điện năm 2022 khoảng 275,5 tỷ kwh, về cơ bản được đảm bảo mà không phải thực hiện cắt giảm điện.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến đối với kiến nghị của Bộ Giao thông Vận tải về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay. Theo đó, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có thêm 6 sân bay mới.
Tính đến cuối năm 2021, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 76.620 MW, tăng gần 7.500 MW so với năm 2020. Theo đó, Việt Nam trở thành quốc gia đứng đầu khu vực ASEAN về công suất nguồn điện.
Doanh nghiệp đầu tư điện gió đang “kêu trời” khi triển khai đến những bước cuối cùng, thậm chí hoàn thành xây dựng dự án mà chưa thể vận hành thương mại. Hơn lúc nào hết, Chính phủ và các Bộ, ngành cần vào cuộc một cách quyết liệt.
Theo báo cáo của Chính phủ, Chương trình phục hồi dự kiến chi 113.830 tỷ đồng nhằm thực hiện các dự án phát triển hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội. Trong đó, chi 103.164 tỷ đồng cho một số tuyến cao tốc, tuyến nối các cửa khẩu, quốc lộ.
Năm 2021, có tới 30 bộ và 16 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 65%. Trong đó, có 20 bộ và 6 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 50%. Đáng chú ý, vẫn còn 3 bộ có tỷ lệ giải ngân dưới 10% kế hoạch vốn được giao.
Mới đây, Bộ GTVT mới trình Thủ tướng dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo quy hoạch, đến năm 2050 cả nước sẽ có 31 sân bay.
Trong giai đoạn 2021 – 2030, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất đầu tư 6 cảng hàng không mới, nâng tổng số cảng hàng không cả nước lên con số 28 với tổng công suất khoảng 283 triệu hành khách.
Chủ đầu tư khu công nghiệp Yên Phong II-A là CTCP Hạ tầng Western Pacific, với tổng vốn đầu tư hơn 1.830 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của dự án trong 50 năm kể từ ngày được quyết định chủ trương đầu tư.
Hải Phòng đã vượt Long An vươn lên trở thành địa phương thu hút FDI nhiều nhất năm 2021, với tổng vốn đầu tư gần 5,3 tỷ USD, gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Dự án có hai tuyến gồm tuyến 1 kết nối Lai Châu với cao tốc Hà Nội-Lào Cai với chiều dài tuyến khoảng 147km và tuyến 2 nối Nghĩa Lộ (Yên Bái) với cao tốc Hà Nội-Lào Cai với chiều dài tuyến 53km.
Bộ GTVT vừa công bố báo cáo tổng kết công tác năm 2021 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2022. Theo đó, Bộ GTVT sẽ bố trí đủ vốn để hoàn thành dứt điểm 25 dự án giao thông năm 2022.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa công bố 8 dự án giao thông trọng điểm, trong đó có 6 dự án đường bộ và 2 dự án đường thủy, hàng hải dự kiến triển khai thi công vào cuối tháng 12/2021, đầu tháng 1/2022 với tổng mức đầu tư 25.113 tỷ đồng.