0915 15 67 76 [email protected]
Thứ năm, 23/09/2021 06:35 (GMT+7)

Vụ Evergrande: Thị trường Chứng khoán Việt Nam không bị tác động nhiều

Thị trường chứng khoán Việt Nam 'đổi xanh sang đỏ' trong những ngày vừa qua được cho là ảnh hưởng khi thị trường chứng khoán châu Á có một phiên 'đỏ lửa' vì tác động sự kiện Evergrande.

tm-img-alt
Giá cổ phiếu của Evergrande lao dốc cũng làm thị trường chứng khoán toàn cầu giảm điểm

Trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 20/9, giá cổ phiếu của Evergrande đã lao dốc giảm 16,93%. Cổ phiếu của công ty con phụ trách quản lý tài sản của Evergrande cũng sụt 12,6%, công ty con về xe điện giảm gần 8%, công ty con Hengten cũng rớt 12%.

Điều này đã kích hoạt nỗi lo về khả năng vỡ nợ của Evergrande và tạo ra một làn sóng giảm giá cổ phiếu hàng loạt. Kéo theo chỉ số chính tại thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh, như Hang Seng (-3,3%). Đà giảm tiếp tục ảnh hưởng lan sang thị trường các nước khác như Mỹ với Dow Jones đã chứng kiến sự giảm điểm vào lúc mạnh nhất là -2,8% nhưng đóng cửa đã phục hồi nhẹ còn giảm 1,78% trong ngày 20/9.

Cho đến ngày 21/9, đà giảm vẫn tiếp tục tại các thị trường Châu Á. Thị trường chứng khoán Nhật Bản với Nikkei giảm 2,2%, Indo (-0,26%), Việt Nam cũng giảm nhẹ (-0,79%)...

Theo đánh giá của các nhà đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam vụ việc Evergrande đang tạo ra hai mối lo ngại chính đó là lo lắng về rủi ro tạo ra một cú sốc nghiêm trọng tương tự như vụ phá sản của Lehman Brothers xảy ra cách đây 13 năm về trước và thứ hai là tâm lý lo ngại với một số công ty đang niêm yết tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh có phần tương đồng với Evergrande trong lĩnh vực bất động sản và xe điện.

Tuy nhiên, khi xét trong mối lo ngại thứ nhất cho thấy những khó khăn hiện nay của Evergrande đến từ việc chính phủ Trung Quốc đang chủ động “mạnh tay” hơn để lành mạnh hóa và hạ nhiệt một phần thị trường bất động tại quốc gia này. Các chuyên gia cho rằng tình huống hiện nay của Evergrande ít có khả năng tạo ra những vấn đề nghiêm trọng như trường hợp của Lehman Brothers, vốn đã làm kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề. 

Ở quan ngại thứ hai với những đánh giá bước đầu, việc so sánh Evergrande với một số DN có ngành nghề kinh doanh tương đồng tại Việt Nam là không thật sự phù hợp. Đơn cử, một trong những khác biệt có thể thấy rõ nhất (và cũng là vấn đề nghiêm trọng nhất của Evergrande) là tỷ lệ nợ vay của Evergrande ở một mức rất cao, cao hơn hẳn so với tất cả các DN bất động sản hiện nay tại Việt Nam.

Khủng hoảng của Evergande tác động tới kinh tế Trung quốc vì tổng dư nợ của doanh nghiệp chiếm 2% GDP (GDP Trung Quốc năm 2020 đạt 14.700 USD thì DN này nợ 300 tỷ USD). Dù vậy, ảnh hưởng tới thị trường toàn cầu là thấp vì tổng lượng nợ trái phiếu của họ chỉ khoảng 20 tỷ USD, đáo hạn năm 2022 chỉ 7,2 tỷ USD.

Các giải pháp tái cơ cấu Evergrande rất rõ ràng: Thanh lý các tài sản thanh khoản cao như đầu tư tài chính, BĐS tốt để có tiền mặt nhằm đáp ứng nghĩa vụ trả nợ hiện tại hoặc tương lai gần. Bước thứ 2 là đàm phán với chủ nợ nội địa hơn là chủ nợ quốc tế vì nợ quốc tế chỉ chiếm ¼ tổng nợ.

Trong 300 tỷ nợ chủ yếu là người mua trả tiền trước, nợ nhà thầu xây dựng cung ứng vật liệu… các khoản này dễ cơ cấu.

Với giá trị cổ phiếu tuột dốc không phanh, hiện vốn hóa của Evergrande chưa tới 1/10 tài sản.

Một giải pháp được giới phân tích đề cập là Chính phủ Trung Quốc có thể cứu doanh nghiệp bằng cách chuyển nợ thành cổ phần, giảm tỷ lệ sở hữu của tỷ phú Hứa, tức là ông này chấp nhận phải mất tài sản.

Theo ông Lê Chí Phúc - Tổng giám đốc Quỹ SGI, vụ việc của Evergrande trên thực tế đã tạo ra một số dư chấn nhất định dành cho thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng trong những phiên giao dịch gần đây.

Song sẽ không tạo ra ảnh hưởng quá nhiều, đặc biệt đến các nền kinh tế, bởi các chính phủ hiện nay có nhiều kinh nghiệm và công cụ ứng phó, không để rủi ro hệ thống xảy ra.

Còn vấn đề cục bộ ở mỗi công ty, nếu bên nào yếu kém sẽ phải trả giá là hợp lý. Như vậy, nền kinh tế và các thị trường chứng khoán càng phát triển lành mạnh.

Evergrande được thành lập vào năm 1996 bởi Chủ tịch Hui ka Yan tại thành phố Quảng Châu (Trung Quốc), Evergrande đã tăng tốc trong 2 thập kỷ qua để trở thành nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc với doanh thu 110 tỷ USD vào năm 2020. Vùng hoạt động của Evergrande trải dài 31 tỉnh với hơn 1.000 dự án. Evergrande niêm yết tại sàn chứng khoán Hồng Kông.

Công ty này hiện đang đứng trước rất nhiều khó khăn về việc mất thanh khoản, tạo ra rủi ro không thể thanh toán các khoản nợ vay đến hạn.

Cơ quan quản lý của Trung Quốc đã cảnh báo rằng khối nợ 305 tỷ USD của Evergrande có thể châm ngòi cho rủi ro quy mô lớn trên toàn hệ thống tài chính của nước này.

Trong báo cáo tháng 8/2021, S&P Global Rating ước tính trong 12 tháng tới Evergrande sẽ phải trả nhà thầu 37 tỷ USD, trong đó gần 15,5 tỷ USD sẽ phải đáo hạn ngay trong năm nay.

Bạn đang đọc bài viết Vụ Evergrande: Thị trường Chứng khoán Việt Nam không bị tác động nhiều. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024
Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.
OceanBank sắp về tay MB với giá 0 đồng
Sau gần 2 năm tham gia tái cơ cấu, MB đã hoàn tất thủ tục gửi lên Ngân hàng Nhà nước về việc nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng Oceanbank và đang chờ trình Chính phủ phê duyệt.
Lãi suất ngân hàng Agribank tháng 3/2024
Tháng 3/2024, Ngân hàng Agribank vừa có thông báo mức lãi suất huy động. Theo đó, mức lãi suất huy động cao nhất là 4,9% năm được áp dụng cho khách hàng cá nhân

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023