0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ hai, 22/04/2024 14:38 (GMT+7)

Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024

Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.

Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024 - Ảnh 1
Ông Phạm Mạnh Thắng, Chủ tịch ĐHQT PGBank phát biểu tại Đại hội - Ảnh: VGP

PGBankđẩy mạnh quá trình chuyển đổi, tập trung số hóa

Tại Đại hội, Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát triển (Bank) đã thực hiện trình cổ đông thông qua các Báo cáo hoạt động của HĐQT, Ban điều hành, Ban kiểm soát năm 2023 và kế hoạch năm 2024. Đồng thời thực hiện trình thông qua việc sửa đổi các Quy chế, điều lệ và các nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Cụ thể, Ngân hàng tiếp tục triển khai phương án chào bán cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn điều lệ thêm 800 tỷ đồng tại phương án tăng vốn điều lệ 2023. Đồng thời, điều chỉnh tỷ lệ chào bán và tỷ lệ thực hiện quyền mua cổ phiếu của cổ đông hiện hữu tại phương án tăng vốn điều lệ 2023.

Tại Đại hội, đại diện NHNN đã có các ý kiến chỉ đạo sát sao đối với hoạt động của PGBank. Đại hội đồng cổ đông đã nhất trí thông qua các báo cáo của Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát và Ban điều hành.Đồng thời, PVBank đã thông qua các tờ trình: Báo cáo tài chính kiểm toán và trích lập các quỹ, phân chia lợi nhuận năm 2023; Kế hoạch tài chính năm 2024; Điều lệ và các Quy chế nội bộ về Quản trị Ngân hàng, Quy chế hoạt động của HĐQT, BKS; Điều chỉnh Phương án tăng vốn điều lệ; Và vấn đề nhân sự...

Với bước chuyển mình quan trọng được ghi dấu bởi sự kiện thay đổi tên gọi và nhận diện thương hiệu vào cuối năm 2023, năm 2024 sẽ là năm bản lề để PGBank thực hiện kế hoạch tái cơ cấu, chuyển đổi trong mọi mặt hoạt động.

PGBank đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ toàn diện, tập trung đầu tư số hóa hoạt động ngân hàng, đầu tư cơ sở vật chất, thay đổi công cụ lao động tốt hơn và chuyển đến những địa điểm thuận lợi hơn cho khách hàng khi giao dịch. Với chiến lược kinh doanh mới, PGBank đặt mục tiêu trở thành ngân hàng có chất lượng dịch vụ và chuẩn mực tốt nhất, luôn hướng tới sự hài lòng của khách hàng.

Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024 - Ảnh 2
Toàn cảnh ĐHCĐ Techcombank 

Trả cổ tức bằng tiền mặt, trình tăng vốn gấp đôi

Còn tại ĐHCĐ Techcombank cho biết sẽ triển khai kế hoạch trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông. Sau 10 năm tích lũy lợi nhuận để tái đầu tư hoạt động kinh doanh và không chia cổ tức, từ năm 2024. Trong tờ trình Đại hội đồng cổ đông, Ngân hàng dự kiến trả cổ tức tiền mặt 1.500 đồng/ cổ phiếu, là mức cổ tức tiền mặt cao nhất trong số các ngân hàng đã công bố. Ngân hàng dự kiến dành hơn 5.283 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối của ngân hàng sau khi trích lập các quỹ tính đến hết 2023 để chia cổ tức tiền mặt.

Ông Jens Lottner, Tổng giám đốc Techcombank cho biết: Việc thay đổi chính sách chi trả cổ tức dựa trên đánh giá về tiềm năng lợi nhuận, tình hình vốn và những dự báo về thay đổi chính sách. Với những nền tảng hiện có, lãnh đạo Techcombank cho biết ngân hàng có thể thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt đồng thời vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận 20% mỗi năm cũng như các tỷ lệ an toàn như chiến lược đề ra.

Các cổ đông của Techcombank cũng chuẩn bị được bật tính năng "Sinh lời tự động" cho khoản đầu tư của mình vào ngân hàng.

Bên cạnh đó, Techcombank cũng trình phương án tăng vốn điều lệ từ 35.225 tỷ đồng lên 70.450 tỷ thông qua việc phát hành cổ phiếu tỷ lệ 100% từ nguồn vốn chủ sở hữu. Ví dụ nếu, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu TCB có tên trong danh sách tại ngày chốt quyền sẽ được nhận thêm tương ứng 100 cổ phiếu mới.

Nguồn vốn chủ sở hữu dự kiến được sử dụng để tăng vốn điều lệ gồm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và thặng dư vốn cổ phần trên báo cáo tài chính năm 2023 đã được kiểm toán. Việc phát hành cổ phiếu tăng vốn dự kiến hoàn thành trong năm nay hoặc cho đến khi Techcombank hoàn thành các thủ tục theo quy định của pháp luật.

Việc chia cổ tức lần này một sự thay đổi lớn của Techcombank sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận để củng cổ nền tảng vốn, phát triển kinh doanh. Điều này sẽ đảm bảo dòng tiền thường xuyên cho cổ đông, khi vừa có thu nhập trực tiếp đến từ kết quả kinh doanh hàng năm, trong khi vẫn tối ưu hóa lợi ích từ tiềm năng tăng giá dựa trên vị thế dẫn đầu của ngân hàng tại Việt Nam.

Theo số liệu được S&P Capital IQ công bố cuối tháng 2/2024 về chỉ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) của các Ngân hàng Đông Nam Á và Ấn Độ có giá trị sổ sách trên 3 tỷ USD trong giai đoạn 2019-2023, Ngân hàng Trung ương Châu Á (BCA) của Indonesia và Techcombank (Việt Nam) đang dẫn đầu với chỉ số ROA lần lượt là 3,1% và 3%. Tiếp sau là ngân hàng BRI (Indonesia) và MBB, VPB (Việt Nam) cùng có chỉ số ROA là 2,3%. Các ngân hàng Kotak, HDFC (Ấn Độ) có chỉ số ROA đứng ở vị trí Top 6 và 7.

ROA là chỉ số quan trọng trong phân tích tài chính, cho thấy khả năng của ngân hàng trong việc sử dụng tài sản hiệu quả để tạo ra lợi nhuận. Nhiều năm qua, ngân hàng này đã tạo nên vị thế vững chắc khi lựa chọn phân khúc chủ đạo là các khách hàng cá nhân có thu nhập khá và cao trở lên, cùng với đó là các tập đoàn uy tín hàng đầu đang dẫn dắt thị trường trong các phân khúc mục tiêu của Việt Nam.

Ngân hàng này có lợi thế trong việc thu hút khách hàng mới, giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhà ở của khách hàng, khi đây vẫn luôn là kênh tài sản được người Việt Nam yêu thích nhất và tạo ra một phân khúc có biên lợi nhuận hấp dẫn nhất.

Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024 - Ảnh 3
Toàn cảnh ĐHCĐ Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) - Ảnh: VGP

MB và mục tiêu lợi nhuận 30 nghìn tỷ đồng

Ông Phạm Như Ánh, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội cho biết: Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vẫn trình ĐHCĐ tăng trưởng lợi nhuận 6 - 8%, phấn đấu lợi nhuận đạt 30.000 tỷ đồng dựa trên nền tảng tập khách hàng của MB hiện rất lớn là 26,5 triệu và dự kiến năm 2024 là 30 triệu đồng.

"Với tệp khách hàng lớn đã giúp MB có giá vốn rẻ, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) chiếm 40% trong năm 2023 và MB đặt mục tiêu sẽ duy trì năm 2024 khoảng 32%. Đây là lợi thế giúp MB duy trì và cố gắng đẩy mạnh tốc độ phát triển của Ngân hàng trong năm 2024", ông Phạm Như Ánh nói.

Ông Phạm Như Ánh cũng cho biết, MB đang đẩy mạnh số hóa, tiếp tục đầu tư mạnh cho công nghệ thông tin để bảo đảm khách hàng sẽ có được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. Đặc biệt, MB sẽ triển khai tính năng dùng sinh trắc học khi chuyển tiền nhằm hỗ trợ khách hàng trong việc quản lý tài khoản tốt hơn.

Về việc trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hàng có tăng lên trước bối cảnh nợ xấu là mối lo chung của toàn hệ thống, ông Phạm Như Ánh cho biết: MB vẫn duy trì tỷ lệ bao phủ nợ xấu trên 100% trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Lãnh đạo MB nhận định: Thách thức lớn nhất của ngành ngân hàng năm 2024 là sự phục hồi của nền kinh tế dù trong quý I đã có dấu hiệu phát triển nhưng vẫn chậm. Đồng thời, tình hình trên thế giới vẫn còn nhiều bất ổn với xung đột địa - chính trị, tình hình lạm phát Mỹ vẫn còn duy trì ở mức cao, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến hạ lãi suất trong quý II nhưng hiện đã chuyển dự kiến sang quý III/2024.

"Nền kinh tế nói chung vẫn còn nhiều thách thức lớn, MB cần tối ưu hoá chi phí, tối ưu hoá hoạt động của ngân hàng để đảm bảo kế hoạch doanh thu, lợi nhuận năm 2024. Những năm qua, MB đã chuyển dịch sang ngân hàng bán lẻ và tiếp tục định hướng này trong giai đoạn 2022 - 2026 với quy mô, tổng dư nợ MB năm 2024 trên 50% là bán lẻ bởi nền tảng là lượng khách hàng lớn", ông Ánh nhấn mạnh.

Với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt hơn 26.306 tỷ đồng, tăng trưởng 15,7% so với năm 2022; riêng ngân hàng ghi nhận lợi nhuận đạt 24.688 tỷ đồng, tăng 21,5% so năm trước đó, MB đã đệ trình và được Đại hội đồng cổ đông MB thông qua mức chia cổ tức cho năm 2023 là 20%, gồm 5% tiền mặt.

Chia sẻ về mục tiêu kinh doanh năm 2024, lãnh đạo MB đặt mục tiêu củng cố chất lượng các mặt hoạt động, nguồn lực nền tảng cho dài hạn, cùng mục tiêu top 3 các chỉ số về hiệu quả và an toàn. Cùng với đó, MB đặt mục tiêu chinh phục 30 triệu khách hàng trước thềm kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (04/11/1994 – 04/11/2024).

Về chỉ tiêu tổng tài sản, ngân hàng đặt mục tiêu tăng 13%, tức đạt gần 1,068 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2024, trở thành ngân hàng tiếp theo vượt qua cột mốc 1 triệu tỷ sau nhóm Big 4. Bên cạnh đó, MB phấn đấu đạt tối thiểu 30% doanh thu từ kênh số, hướng đến 50% doanh thu trên kênh số vào năm 2026...

Trong năm 2024, Ban lãnh đạo MB dự kiến tăng vốn điều lệ thêm hơn 8.579 tỷ đồng. Theo đó, ngoài việc tăng vốn thêm 7.959 tỷ đồng thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu, MB tiếp tục kế hoạch phát hành riêng lẻ thêm 62 triệu cổ phiếu, tương đương mức tăng vốn điều lệ là 620 tỷ đồng. Thời gian thực hiện là từ năm 2024 đến quý II/2025.

Trước đó, MB đã hoàn tất phát hành riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu cho hai cổ đông là SCIC và Viettel. Sau khi hoàn thành hai kế hoạch tăng vốn trên, vốn điều lệ của MB dự kiến sẽ tăng lên 61.643 tỷ đồng.

Bạn đang đọc bài viết Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

OceanBank sắp về tay MB với giá 0 đồng
Sau gần 2 năm tham gia tái cơ cấu, MB đã hoàn tất thủ tục gửi lên Ngân hàng Nhà nước về việc nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng Oceanbank và đang chờ trình Chính phủ phê duyệt.

Tin mới