0915 15 67 76 [email protected]
Thứ hai, 03/01/2022 06:56 (GMT+7)

VDSC: VN-Index năm 2022 sẽ "nhạy cảm" hơn và có thể leo lên 1.730 điểm

VDSC nhận định thị trường có thể sẽ “nhạy cảm” hơn và biến động mạnh trước những thông tin tiêu cực như: Lạm phát, dịch bệnh và các biến động về địa chính trị toàn cầu.

Năm 2021, VN-Index kết thúc ở mức 1.498 điểm tương ứng tăng 36% trong năm qua nhờ vào làn sóng tham gia mạnh mẽ của nhà đầu tư cá nhân (chiếm 85% thanh khoản). 

Số tài khoản mở mới trong 11 tháng cao hơn 1,6 lần so với giai đoạn 2018-2020, riêng trong tháng 11, con số này đạt 220.000 tài khoản cũng là mức cao nhất trong lịch sử.

Theo báo cáo mới nhất của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), luân chuyển dòng tiền là xu thế chủ đạo. Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt thị trường trong nửa đầu năm trong khi cổ phiếu bất động sản khuấy động chỉ số trong ba tháng cuối năm 2021, dòng tiền vào nhóm cổ phiếu nhỏ tăng trưởng mạnh.  

tm-img-alt

Trong báo cáo chiến lược đầu tư năm 2022, VDSC chỉ ra nhiều công ty chứng khoán đang tăng cường huy động vốn để tăng nguồn cho vay margin. Nếu điều đó xảy ra, sẽ có thêm nguồn tiền mới chảy vào thị trường.

Dư nợ cho vay ký quỹ 2021 đạt 144.400 tỷ đồng là mức cao nhất trừ trước đến nay. Đồng nghĩa với việc tăng trưởng nguồn cầu cho vay ký quỹ ngày càng tăng, phù hợp với sự gia tăng của các nhà đầu tư F0 và thanh khoản.

Trong đó, SSI, Mirae Asset, VNDirect là các công ty có kế hoạch tăng vốn mạnh. Với kế hoạch tăng vốn của các công ty chứng khoán, VDSC kỳ vọng dư nợ cho vay ký quỹ sẽ tăng trong năm 2022, đây sẽ là yếu tố hỗ trợ thúc đẩy thị trường tiến xa hơn.

Các chuyên gia dự báo VN-Index sẽ dao động trong khoảng 1.340 - 1.730 điểm, dựa trên mức PE dự phóng 2022 là 16,4 lần. Thực tế, mức sinh lời cao của kênh đầu tư chứng khoán trong năm 2020 - 2021 đã thu hút sự quan tâm của một bộ phận lớn nhà đầu tư cá nhân Việt Nam.

VDSC cho rằng điều này sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2022, với ước tính bình quân mỗi tháng sẽ có thêm khoảng 150.000 tài khoản mở mới. Thanh khoản khớp lệnh bình quân toàn thị trường có thể dao động ở mức 30.000 - 35.000 tỷ đồng/phiên(tăng 36%).

tm-img-alt

Dù vậy, thị trường có thể sẽ "nhạy cảm" hơn và biến động mạnh trước thông tin tiêu cực, đặc biệt khi định giá cổ phiếu đã lên mặt bằng cao hơn rất nhiều so với giai đoạn trước khi xuất hiện Covid-19 lần đầu tiên (tháng 3/2020).

Những thông tin có thể xem là tiêu cực bao gồm: Lạm phát; Xác suất lây nhiễm đối với các chủng virus kháng vắc-xin sẽ góp phần gia tăng tính bất định của quá trình phục hồi kinh tế; Các biến động về địa chính trị toàn cầu, xu hướng thu hẹp chính sách nới lỏng tiền tệ gây ra biến động tiêu cực trên thị trường chứng khoán quốc tế.

Những yếu tố này sẽ góp phần gia tăng tính bất định của quá trình phục hồi kinh tế, đồng thời gây ra biến động tiêu cực trên thị trường chứng khoán quốc tế.

Mặt khác, tăng trưởng cung tiền bắt đầu đi xuống ở các nước phát triển trong bối cảnh lạm phát cao có thể tác động đến chính sách của Chính phủ về quy mô và thời gian thi hành gói hỗ trợ kinh tế.

Bạn đang đọc bài viết VDSC: VN-Index năm 2022 sẽ "nhạy cảm" hơn và có thể leo lên 1.730 điểm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

HoSE lên tiếng sau sự cố nghẽn lệnh
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết, hiện đang phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận hành hệ thống để kiểm tra, xác định nguyên nhân.

Tin mới