Tôn Hòa Phát xuất khẩu đạt mức kỷ lục trong tháng 9
Trong tháng 9/2021, sản lượng xuất khẩu Tôn Hòa Phát đạt mức cao nhất từ trước tới nay với gần 50.000 tấn, gấp 2 lần tháng trước. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, các nước châu Âu và Đông Nam Á.
Lũy kế 9 tháng năm 2021, tổng tiêu thụ tôn mạ của Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) đạt hơn 273.000 tấn, cao gấp 2,6 lần cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản lượng xuất khẩu là 176.000 tấn. Hàng xuất khẩu đóng góp 64% tổng sản lượng tôn đã bán ra trong 9 tháng.
Hòa Phát hiện nắm khoảng 6,5% thị phần tôn Việt Nam, đứng trong top 5 toàn thị trường. Các doanh nghiệp lớn khác trong mảng tôn là Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG), Thép Nam Kim (Mã: NKG) và Tôn Đông Á.
Trong đó, thép xây dựng thành phẩm đạt gần 2,5 triệu tấn, còn lại là phôi thép, thép cuộn cán nóng (HRC). Riêng thép thành phẩm tăng 27% so với cùng kỳ. Thị phần thép Hòa Phát tiếp tục vượt trội ở vị trí dẫn đầu với trên 32%.
Khu vực phía Nam đạt gần 600.000 tấn trong 9 tháng, cao gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Thép xây dựng Hòa Phát hiện đang có mặt ở hàng loạt các công trình, dự án đầu tư công tại phía Nam như Cao Tốc Trung Lương Mỹ Thuận, Nhiệt Điện Sông Hậu 1 (Hậu Giang), Cảng Quốc Tế GemaLink (Cái Mép – Vũng Tàu), các dự án bệnh viện, điện gió, điện mặt trời,…
Với sản lượng tăng đột biến tại phía Nam, tỷ trọng bán hàng thép Hòa Phát đã thay đổi rõ rệt theo hướng tăng mạnh ở khu vực phía Nam và xuất khẩu. Năm 2016, khu vực phía Nam chỉ chiếm 10% sản lượng, nhưng 9 tháng năm 2020 đã tăng lên 23%, gần 1/4 tổng tiêu thụ thép thành phẩm của Hòa Phát.
Hòa Phát cho biết toàn bộ các dây chuyền sản xuất tôn của tập đoàn đều đang vận hành tối đa công suất 400.000 tấn/năm. Tại Việt Nam, Hòa Phát là doanh nghiệp tôn mạ duy nhất tự chủ được nguyên liệu đầu vào là thép cuộn cán nóng (HRC), được sản xuất tại Khu liên hợp Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.
Việc tự chủ nguồn nguyên liệu giúp Hòa Phát chủ động hơn trong việc nâng công suất cũng như kiểm soát giá thành đầu vào.
Trong báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng Hòa Phát có thể hưởng lợi từ hoạt động xuất khẩu tôn mạ và HRC trong những tháng cuối năm 2021.
Giá HRC xuất xưởng tại Mỹ đã lên tới 2.100 USD/tấn, trong khi giá tại Việt Nam chỉ 900 USD/tấn. Sau khi cộng thêm chi phí vận chuyển và thuế quan, HRC của Hòa Phát có thể có giá thành khoảng 1.350 USD/tấn tại Mỹ.
Trong những tháng gần đây, tiêu thụ thép xây dựng chậm lại vì dịch bệnh và giãn cách, tôn mạ và HRC là những động lực chính giúp Hòa Phát gia tăng sản lượng.
Năm 2021, tập đoàn của Chủ tịch Trần Đình Long đặt mục tiêu bán ra 330.000 tấn tôn. Sau 9 tháng, Hòa Phát đã thực hiện 83% kế hoạch.
Hết phiên sáng 4/10, giá cổ phiếu HPG tăng 2,1% lên 54.500 đồng/cp, sát với đỉnh lịch sử 55.500 đồng/cp thiết lập ngày đầu tháng 6.
Về thị trường xuất khẩu, thép xây dựng Hòa Phát đã xuất hơn 370.000 tấn, tăng 95% so với cùng kỳ. Các thị trường chính gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Úc, Canada, Thái Lan, Campuchia, Lào. Tổng khối lượng phôi thép đã xuất kho theo hợp đồng cung cấp cho khách hàng đạt 1,25 triệu tấn.
Thép Hòa Phát luôn được ưa chuộng nhờ lợi thế sản xuất từ quặng sắt và công nghệ lò cao, lò thổi oxy hiện đại, có độ tinh khiết cao, sạch tạp chất, đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe nhất. Ngoài thép xây dựng, Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất ngày càng nâng cao sản lượng sản phẩm HRC, chất lượng tốt. Sản lượng HRC đến nay đã đạt 230.000 tấn, góp phần tự chủ nguyên liệu cho các nhà máy ống thép, tôn mạ của Tập đoàn.