0915 15 67 76 [email protected]
Thứ hai, 20/07/2020 09:58 (GMT+7)

Tìm hướng đưa đặc sản vùng miền ra nước ngoài

Thông qua nhiều chương trình, những năm gần đây bằng nhiều hoạt động Bộ Công thương đã làm cầu nối cho các doanh nghiệp tiếp cận các tập đoàn bán lẻ toàn cầu.

Triển khai thực hiện Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015-2020, những năm qua, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan triển khai được gần 80 đề án, nhiệm vụ.

Khách thăm quan gian hàng nông sản Yên Bái bên trong siêu thị Big C

Các đề án này bám sát nội dung của Chương trình với mục tiêu thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, phát triển hệ thống dịch vụ thương mại, hình thành đội ngũ doanh thương nhân, các loại hình doanh nghiệp hoạt động thương mại tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Qua 5 năm triển khai, Chương trình đã đem lại những kết quả tích cực về sản xuất, phân phối và tiêu dùng trên các địa bàn còn nhiều khó khăn. Cụ thể, đã kết nối và thu hút được các thương nhân, doanh nghiệp đầu tư, phát triển hoạt động thu mua, quảng bá sản phẩm hàng hóa nông lâm thủy sản của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.Thông qua tổ chức các hội nghị, hội thảo còn hình thành được những chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Nhiều đặc sản vùng, miền như xoài Sơn La, sâm Ngọc Linh, bơ sáp Đắk Lắk, cá hồi Sapa, rượu sim Phú Quốc, v.v… đã mở được đường vào hệ thống phân phối có uy tín trên cả nước và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Có thể thấy, xuất khẩu trực tiếp vào hệ thống phân phối của nước ngoài là một hướng đi mới đưa hàng Việt từng bước vươn ra thị trường thế giới. Việt Nam hiện có nhiều nhà bán lẻ toàn cầu như Central Group, Lotte, Aeon... Bên cạnh việc kinh doanh tại thị trường Việt Nam, các hệ thống siêu thị này cũng khai thác thêm hàng hóa của Việt Nam để phục vụ xuất khẩu.

Tổng Giám đốc Aeon Việt Nam Nishitoghe Yasuo cho biết, đơn vị đang hợp tác với hơn 1.600 doanh nghiệp cung cấp tại Việt Nam.

Một vấn đề quan trọng chính là yếu tố chất lượng và nguồn cung ổn định, bền vững. Nhiều doanh nghiệp sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được các đơn hàng lớn.

Đại diện hệ thống siêu thị Big C chia sẻ, để có thể đưa hàng hóa đặc sản các địa phương tới người tiêu dùng nước ngoài, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần chú trọng chất lượng hàng hóa. Sau đó mới là yếu tố giá cả. Riêng với các mặt hàng thực phẩm, nông sản địa phương thì các doanh nghiệp phải bảo đảm được yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời chú trọng đầu tư nhiều hơn cho bao bì, mẫu mã sản phẩm và dịch vụ bán hàng.

Thực tế cho thấy, Việt Nam có nhiều tiềm năng, thế mạnh về các sản phẩm đặc sản, hàng hóa đặc trưng của từng vùng, miền. Nhưng để có chỗ đứng ở thị trường trong nước và dần vươn ra thị trường nước ngoài thì các doanh nghiệp phải có sự đầu tư bài bản, chuyên nghiệp hơn. Các cơ quan quản lý, các địa phương cũng cần phát huy nhiều hơn công tác hỗ trợ về giao thương, kết nối, để doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận và quảng bá sản phẩm tới các đối tác và người tiêu dùng.

Theo Tạp chí Thương hiệu & Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Tìm hướng đưa đặc sản vùng miền ra nước ngoài. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu quay đầu giảm 320 đồng/lít
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 giảm 310 đồng/lít, giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, giá bán là 24.910 đồng/lít.
HoSE lên tiếng sau sự cố nghẽn lệnh
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết, hiện đang phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận hành hệ thống để kiểm tra, xác định nguyên nhân.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023