Sau khi thí điểm mở lại các đường bay quốc tế từ tháng 1/2022, lượng khách quốc tế đi/đến Việt Nam tăng hơn 103 nghìn khách và cập nhật đến hết ngày 14/2/2022 là 153 nghìn khách.
Mới đây, bà Jolie Nguyễn, CEO Công ty LNS US LLC - Hoa Kỳ cho biết, Hoa Kỳ là một thị trường tiềm năng với Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường khó tính, có tiêu chuẩn cao, đòi hỏi doanh nghiệp phải làm ăn lâu dài, bài bản, cam kết về chất lượng.
Với doanh số bán hàng lần đầu tiên tăng trong hai năm 2020 và 2021, đạt mức tăng 16% lên 300.000 xe, Việt Nam vươn lên là thị trường ô tô lớn thứ tư tại Đông Nam Á. Vượt Philippines, Việt Nam lọt top 4.
Hãng tin Sputnik của Nga nhận định Việt Nam đang được chú ý nhiều hơn với kỳ vọng trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới. Xuất khẩu đạt kỷ lục, nhiều mặt hàng “Made in Vietnam” ngày càng hiện hữu với số lượng, thị phần lớn trên trường quốc tế.
Đầu năm mới Nhâm Dần 2022, nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của nhà đầu tư được cấp phép. Sự tăng trưởng trở lại của dòng vốn FDI cho thấy niềm tin của nhà đầu tư với môi trường đầu tư của Việt Nam.
Mới đây, theo Tổng cục Thống kê, tính tháng 1 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 29 tỷ USD, giảm 16% so với tháng 12/2021 và tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, bất chấp dịch bệnh Covid-19, kim ngạch thương mại Việt Nam – Trung Quốc năm 2021 vẫn đạt 165,8 tỷ USD, tăng 24,6% so năm trước.
Được biết, ngày 17/1/2022, Tổng cục Hàng không dân dụng Trung Quốc có thư phản hồi đối với đề xuất của Cục Hàng không VN. Theo đó, cơ quan này chia sẻ quan điểm việc khôi phục các chuyến bay chở khách thường lệ giữa hai nước.
Rolls-Royce Ghost Black Badge là phiên bản 2022 đầu tiên về Việt Nam có giá bán khởi điểm 33,7 tỷ đồng, được coi là chiếc xe đắt nhất 'xông' đất trong năm mới.
Trong khuôn khổ cuộc họp báo thường kỳ của Bộ chiều ngày 20/1 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã thông tin về 10 quốc gia công nhận "hộ chiếu vắc-xin" của Việt Nam.
Năm 2021, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ đạt 111,56 tỷ USD, tăng gần 21 tỷ USD so với năm 2020. Hoa Kỳ trở thành đối tác thương mại thứ hai đạt được mốc 100 tỷ USD sau Trung Quốc.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến đối với kiến nghị của Bộ Giao thông Vận tải về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay. Theo đó, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có thêm 6 sân bay mới.
Tính đến cuối năm 2021, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 76.620 MW, tăng gần 7.500 MW so với năm 2020. Theo đó, Việt Nam trở thành quốc gia đứng đầu khu vực ASEAN về công suất nguồn điện.
Bất chấp khó khăn của dịch bệnh, xuất khẩu gạo năm 2021 vẫn tăng 4,8% so với năm ngoái. Chính vì vậy, năm 2022, dự báo sẽ là một năm nhiều cơ hội đối với xuất khẩu gạo Việt Nam.
Là cường quốc xuất khẩu gạo nhưng trong năm 2021, Việt Nam đã nhập khẩu từ Campuchia 3,52 triệu tấn lúa, tăng 61,16% so với năm 2020, giá trị nhập khẩu 631 triệu USD.
Bộ Công Thương nhận định dịch bệnh COVID-19 và giá cước vận tải biển tăng cao có thể kìm hãm tăng trưởng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU trong năm 2022.
Mới đây, chứng khoán VN-Index chính thức khép lại năm 2021 với mốc 1498,28 điểm, tăng gần 36% trong vòng một năm và đứng thứ 7 trong danh sách thị trường tăng mạnh nhất thế giới.