TP.HCM có khoảng 16.000 căn nhà trong dự án phát triển nhà ở đã được cấp giấy chứng nhận từ đầu năm đến nay. Dự kiến đến ngày 31/12 cấp giấy thêm 5.757 căn đã nộp hồ sơ; đến 2/2023, TP phấn đấu cấp hết 15.664 căn nhà đủ điều kiện cấp giấy.
"Nền giá hầu hết các phân khúc của Hà Nội đang thấp hơn TP.HCM nên khi tăng giá tốc độ sẽ cao hơn. Đặc biệt giá một số phân khúc tại Hà Nội đã bắt đầu tiệm cận TP.HCM, tuy nhiên để có thể đuổi kịp là rất khó".
Theo nghị quyết của HĐND TP.HCM, ngân sách phát triển nhà ở xã hội dự kiến chiếm khoảng 10% tổng nguồn vốn phát triển loại hình nhà này với khoảng 3.770 tỷ giai đoạn 2021-2025 và khoảng 8.640 tỷ đồng giai đoạn 2026-2030.
Cảng trung chuyển quốc tế có công suất gấp gần ba lần cảng Cát Lái, với tổng đầu tư lên tới 6 tỷ USD, cảng biển huyện Cần Giờ sẽ là bước đột phá kinh tế biển.
Trong 6 tháng đầu năm, đã ghi nhận 116.900 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 76.233 doanh nghiệp, mức kỷ lục hiện nay.
Các vấn đề cấp giấy phép lao đông, vướng mắc thủ tục đất đai được doanh nghiệp trong và ngoài nước kiến nghị tới chính quyền TP.HCM và mong muốn có giải pháp xử lý dứt điểm trong thời gian sớm nhất.
Liên đoàn lao động một số địa phương vừa có công văn hướng dẫn thực hiện Nghị định 38 quy định về mức lương làm thêm, bán thời gian theo giờ từ ngày 1/7.
TP.HCM ra quyết định xử phạt 8 doanh nghiệp địa ốc với tổng số tiền 2,64 tỷ đồng do bán nhà sai quy định, dự án chậm tiến độ, trễ hẹn bàn giao nhà, không giao đủ quỹ bảo trì.
Đường trên cao kết nối khu vực các quận trung tâm thành phố với khu đô thị Nam Sài Gòn và sân bay Tân Sơn Nhất được đề xuất tổng vốn đầu tư hơn 38.000 tỷ đồng.
Việc khai thác không gian ngầm đã được TP. HCM nghiên cứu hơn 10 năm trước và cho đến nay đã có một số nơi đi vào lập quy hoạch xây dựng. Kế hoạch khai thác không gian ngầm được đẩy nhanh nhất là khi tuyến Metro số 1 đang dần hoàn thiện.
Dòng vốn ngân hàng tại TP.HCM đang đổ mạnh vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ mức giảm sâu ở quý III và IV/2021, đến nay, kinh tế TP.HCM đã dần ổn định và phục hồi tăng trưởng dương, cho thấy dư địa, tiềm lực của doanh nghiệp kinh doanh khá tốt.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện 29 dự án giao thông với tổng mức đầu tư 243.204 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách, ODA, phương thức đối tác công tư (PPP).
Bộ Tài chính cho rằng, việc quy định mức phí chênh lệch giữa hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu mở tờ khai tại TP.HCM và tại các địa phương khác gây bất bình đẳng và có sự phân biệt đối xử.
Nhằm thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội Thành phố giai đoạn 2022-2025, TP. HCM đã chủ động tìm kiếm các nguồn vốn để đầu tư, phát triển hệ thống hạ tầng giao thông trong thời gian tới.
Hành trình 10 năm phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều đã có những thành tựu nhất định. Cả hai thành phố nỗ lực phát triển, khẳng định vị thế đầu tàu kinh tế của cả nước.
TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Sau khi thông xe, cầu Thủ Thiêm 2 sẽ được lắp đặt hệ thống ánh sáng với bộ điều khiển từ xa, cho phép lựa chọn kịch bản chiếu sáng và thay đổi hiệu ứng theo nhu cầu của người sử dụng.