0915 15 67 76 [email protected]
Thứ sáu, 13/05/2022 09:01 (GMT+7)

Nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh ở TP.HCM tăng tích cực

Dòng vốn ngân hàng tại TP.HCM đang đổ mạnh vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ mức giảm sâu ở quý III và IV/2021, đến nay, kinh tế TP.HCM đã dần ổn định và phục hồi tăng trưởng dương, cho thấy dư địa, tiềm lực của doanh nghiệp kinh doanh khá tốt.

Dòng vốn ngân hàng đang đổ mạnh vào sản xuất kinh doanh

Có thể nói, sự phục hồi tích cực này cũng cho thấy, kinh tế trên địa bàn TP.HCM đã quay trở lại với nhịp độ bình thường. Minh chứng là chỉ trong quý I, tăng trưởng tín dụng riêng đối với các khách hàng là doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất đã tăng tới hơn 23%, gấp hơn 3 lần so với tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân trên địa bàn TP.HCM.

Theo đánh giá của giới ngân hàng, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp hiện khá đa dạng từ đầu tư mở rộng quy mô, tới vốn lưu động để quay vòng sản xuất… Số lượng khách hàng mới cũng đang mở rộng không ít.

Nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh ở TP.HCM tăng tích cực - Ảnh 1
Dòng vốn ngân hàng đang đổ mạnh vào sản xuất kinh doanh. (Ảnh minh họa).

Về tăng trưởng tín dụng dành riêng cho nhóm khách hàng nằm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất đã lên tới 23,4% tính đến cuối quý I, với tổng dư nợ trên 400.000 tỷ đồng. Đây là số liệu từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết.

Một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM đã đánh giá rằng, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn hầu hết là sản xuất hướng xuất khẩu, vòng quay vốn rất nhanh, hơn 3 lần trong năm, nên tín dụng tăng trưởng rất nhanh, gấp hơn 3 lần so với mức bình quân chung đưa ra.

Cùng với đó, hiện nhiều ngân hàng đang đẩy mạnh chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Mức lãi suất cho vay tương đối ưu đãi, thấp nhất chỉ khoảng 4-5%/năm và được dự báo sẽ tiếp tục duy trì theo hướng ổn định hiện nay.

Tại TP.HCM, tín dụng tăng đột biến

Tín dụng 4 tháng đầu năm trên địa bàn TP.HCM tăng trưởng ước đạt 7%, tốc độ tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ nhiều năm trước đây. Dư nợ tín dụng trên địa bàn hiện đạt trên 3 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 30% tổng dư nợ tín dụng trên toàn quốc. Đây là thông tin từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết.

Có thể thấy, tín dụng tăng nhanh trong 4 tháng do nhu cầu vốn phục hồi sản xuất kinh doanh cải thiện đáng kể. Tín dụng bằng tiền đồng chiếm ưu thế, chiếm 93% và tăng trưởng cao hơn tốc độ bình quân khi đạt tới 7,6%.

Các khoản vay của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đáng chú ý là khu chế xuất bứt phá mạnh mẽ, khi đạt mức tăng tới 23,4% so với cuối năm ngoái, đạt trên 400.000 tỷ đồng.

Đối với năm nhóm ngành, lĩnh vực (xuất khẩu; nông nghiệp nông thôn; doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) dư nợ tín dụng ngắn hạn bằng VND đạt 196.000 tỷ đồng với lãi suất không quá 4,5%/năm. Trong đó, dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, 76% trong tổng dư nợ của chương trình này.

Mặt bằng lãi suất duy trì ổn định mà theo ghi nhận của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố thi lãi suất huy động tăng nhẹ chưa đến 0,2%, chủ yếu ở các sản phẩm tiền gửi đặc thù.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết: "Lãi suất huy động tuy có sự thay đổi song mức tăng không nhiều (tăng khoảng 0,17-0,2%/năm) và chủ yếu ở các loại sản phẩm tiền gửi đặc thù (như số tiền gửi lớn; kỳ hạn gửi trung dài hạn và gắn với sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử như gửi tiết kiệm online, sử dụng dịch vụ ngân hàng số…).

Về cơ bản, lãi suất trên địa bàn trong bốn tháng đầu năm ổn định và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn phục hồi và tăng trưởng".

Tại TP.HCM, lãnh đạo NHNN chi nhánh TP cho biết: Kể từ tháng 10/2021 đến nay, tín dụng trên địa bàn duy trì tốc độ tăng trưởng liên tục. Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm 2022, tín dụng trên địa bàn ước tăng khoảng 3,65% so với thời điểm cuối năm 2021 và tăng 13,1% so với cùng kỳ.

Trong đó tín dụng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất như công nghiệp chế biến, chế tạo và du lịch khách sạn, nhà hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn. Riêng với nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trên 5%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 9,58%; vận tải kho bãi tăng 9,06%; khai khoáng tăng 6% so với cuối năm 2021.

Bùi Hằng

Bạn đang đọc bài viết Nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh ở TP.HCM tăng tích cực. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.
OceanBank sắp về tay MB với giá 0 đồng
Sau gần 2 năm tham gia tái cơ cấu, MB đã hoàn tất thủ tục gửi lên Ngân hàng Nhà nước về việc nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng Oceanbank và đang chờ trình Chính phủ phê duyệt.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.