Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hồ Đức Phớc cho biết, cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết: Tiếp nối đà phục hồi và phát triển của những tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 tiếp tục khởi sắc, cho thấy khí thế phục hồi mạnh mẽ trên các lĩnh vực.
Theo Bộ GTVT, đối với các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá, trước mắt chưa xem xét điều chỉnh tăng giá, tiếp tục giữ ổn định giá để đảm bảo công tác kiểm soát lạm phát chung cũng như góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân.
Theo các chuyên gia, chính sách tài khóa, tiền tệ sẽ góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tạo cú hích để kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ.
Để đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm 2022 khoảng 4% đòi hỏi một sự cố gắng vượt bậc bằng nhiều giải pháp và chính sách cụ thể từ tầm vĩ mô cho đến các doanh nghiệp và cả người tiêu dùng.
Đà phục hồi kinh tế thế giới đang chững lại do bất ổn chính trị và rủi ro lạm phát trong nước tăng cao chính là hai thách thức lớn đối với mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2022.
Triển khai các chính sách hỗ trợ lãi suất, tăng vốn cho Big4, kiểm soát và xử lý nợ xấu,... là những nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong thời gian tới.
VNDirect nhận định áp lực lạm phát có thể sẽ gia tăng đáng kể từ tháng 3. Tuy nhiên, công ty này tin tưởng rằng Chính phủ vẫn có thể kiểm soát lạm phát dưới 4% trong năm 2022.
Việc tăng giá xăng dầu là 1 yếu tố chính gây trở ngại trong điều hành giá và kiểm soát lạm phát, bởi xăng dầu là đầu vào chính của nhiều hàng hóa dịch vụ.