0915 15 67 76 [email protected]
Thứ ba, 02/11/2021 10:46 (GMT+7)

Dự báo diễn biến lạm phát năm 2021 sẽ tăng thấp?

Dựa vào diễn biến của 10 tháng qua, có thể dự báo cả năm nay CPI sẽ tăng thấp hơn mục tiêu. Tuy nhiên, từ năm 2022 tình hình có thể khác.

Khi bước vào năm 2021, không ít người kể cả các chuyên gia đều dự báo là CPI sẽ tăng cao, bởi vì có một số yếu tố tác động.

Tuy nhiên, về quan hệ cung/cầu - quan hệ tổng quát tác động đến CPI thì cung thấp hơn cầu. Cung tăng thấp (tăng trưởng GDP 2020 chỉ đạt 2,91%, thấp nhất trong hơn 3 thập kỷ trước); cầu tăng cao hơn.

lam phat nam 2021 se chi khoang 25

Về tiền tệ, yếu tố trực tiếp làm cho CPI tăng/giảm và là yếu tố cuối cùng làm cho CPI biểu hiện ra, thì tốc độ tăng của tổng phương tiện thanh toán, của dư nợ tín dụng cao hơn của huy động tiền gửi - tức là tiền từ ngân hàng ra thị trường nhiều hơn tiền từ thị trường vào ngân hàng.

Về yếu tố chi phí đẩy, giá hàng nhập khẩu tăng cao, do các nền kinh tế lớn trên thế giới, nhất là các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, đã áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, thông qua việc hạ thấp lãi suất cơ bản về mức gần bằng 0%, việc bơm một lượng tiền khủng (lên đến gần 20% GDP toàn cầu) ra thị trường, làm xuất hiện tình trạng “nhập khẩu lạm phát”…

Dù so sánh với các mốc thời gian khác nhau, thì có thể nhận xét chung là CPI trong 10 tháng 2021 thấp.

Theo trang Kinh tế và Đô thị thông tin, từ diễn biến 10 tháng qua và các yếu tố tác động trong những tháng còn lại, có thể dự báo CPI cả năm 2021 tiếp tục tăng thấp (dưới 3%).

Có rất nhiều yếu tố làm cho CPI 10 tháng và cả năm 2021 tăng thấp. Yếu tố quan trọng nhất là quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu có những điểm đáng quan tâm. Trong tổng cung ở trong nước (GDP) tuy tăng thấp, nhưng lại có thêm nhập siêu (tổng mức nhập siêu 9 tháng bằng khoảng 6% GDP)

Tổng cầu bao gồm tích lũy tài sản và tiêu dùng cuối cùng. Tích lũy tài sản bao gồm tiền đầu tư thực tế và phần để dành; trong số đầu tư có một lượng không nhỏ được “chôn” vào vàng, ngoại tệ, tiền ảo, bất động sản... nên tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 9 tháng 2021 chỉ tăng 0,4% so với cùng kỳ, nếu loại trừ yếu tố mất giá của đồng tiền thì bị tăng trưởng âm; Tiêu dùng cuối cùng biểu hiện chủ yếu ở tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng - 10 tháng tính theo giá thực tế bị giảm 8,6%; nếu loại trừ yếu tố giá, còn bị giảm sâu hơn (giảm 10,3%) và nếu tính bình quân đầu người còn giảm sâu hơn nữa (dân số tăng trên 1%).

Trong khi đó, đại dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến rất phức tạp trên thế giới và trong nước, góp phần làm cho tâm lý tiết kiệm tiêu dùng vẫn tiếp tục trong phần lớn dân cư. Một yếu tố quan trọng là tâm lý. Giá USD sau 10 tháng vẫn còn giảm 1,2%, bình quân 10 tháng so với cùng kỳ giảm 0,94%.

Mặc dù 10 tháng và cả năm 2021 CPI tăng thấp so với mục tiêu, nhưng có thể sẽ tăng cao từ đầu năm sau do một số yếu tố chủ yếu. Nếu dịch được ngăn chặn, kiểm soát, thì nhu cầu khôi phục sản xuất, đời sống, kéo theo cầu sẽ tăng cao hơn cung ở trong nước (dự báo GDP cả năm 2021 theo kịch bản tích cực tăng 3 - 3,5%, theo không ít tổ chức, cá nhân khác còn thấp hơn 2,91% của năm 2020 - tức là 2 năm liền rơi xuống mức thấp nhất trong 3 thập kỷ qua). 

Nhìn vào tốc độ tăng/giảm bình quân 10 tháng 2021 so với cùng kỳ năm trước cũng tăng thấp. Chỉ có 3/11 nhóm mặt hàng tăng cao hơn tốc độ tăng chung (Giao thông tăng 9,04%; Giáo dục tăng 2,91%; Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,86%). Còn 6 nhóm mặt hàng khác tăng thấp - trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng lớn nhất (35,56%) chỉ tăng 0,83% (riêng thực phẩm chiếm 21,28%, giảm 0,4%); nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình chỉ tăng 0,58%; nhóm hàng may mặc, mũ nón, giày dép chỉ tăng 0,85%. Đặc biệt có 2 nhóm giảm (Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 1,04%; Bưu chính viễn thông giảm 0,76%)

Bạn đang đọc bài viết Dự báo diễn biến lạm phát năm 2021 sẽ tăng thấp?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3
Tăng giá trần vé máy bay nội địa, quy định về chuẩn quốc gia với cơ sở giáo dục đại học, thu phí khai thác sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản... là những chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 3/2024.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023