Không chỉ nổi danh trên thương trường là người làm kinh doanh giỏi, sở hữu khối tài sản khủng, nhiều doanh nhân Việt Nam từ xa xưa đến nay vẫn luôn dùng tấm lòng thơm thảo giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
So với tiềm năng và tương quan thị trường trong khu vực thì quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của Việt Nam còn khá khiêm tốn. Hiện dư nợ của thị trường TPDN ở mức trên 15% GDP.
Thị trường logistics vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không ở Việt Nam khá lớn, nhưng thị phần của doanh nghiệp Việt Nam còn quá ít, khiến chi phí cao. Sản lượng hàng hoá vận chuyển tăng 2,5 lần trong 10 năm qua, dự kiến đạt 4,1 triệu tấn vào năm 2030.
Trước yêu cầu khắt khe của thị trường EU nói riêng và thị trường thế giới nói chung, việc chấp nhận theo tiêu chuẩn của thế giới là cách duy nhất để khẳng định năng lực, trách nhiệm của doanh nghiệp Việt Nam đối với các vấn đề toàn cầu.
Qua hơn 35 năm đổi mới, đội ngũ doanh nhân Việt Nam không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, xây dựng và phát triển hệ thống doanh nghiệp thực sự trở thành nòng cốt của nền kinh tế.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã dần chú trọng và quan tâm hơn đến việc hoạch định chiến lược đăng ký nhãn hiệu của mình ra nước ngoài khi có kế hoạch mở rộng thị trường kinh doanh.
Giữa muôn vàn khó khăn, để xuất khẩu hàng hóa và mở rộng thị trường, DN Việt Nam cần phải biết thích nghi, chớp thời cơ và sẵn sàng thay đổi. Nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt cơ hội và bứt phá ngoạn mục ở các thị trường đòi hỏi các tiêu chuẩn khắt khe.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang có những cơ hội rộng lớn để đưa sản phẩm có thế mạnh, có chất lượng vào thị trường châu Mỹ gồm 35 quốc gia với dân số hơn 1 tỷ người.
Mới đây, ngày 7/1, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã tổ chức hội nghị tổng kết năm 2021. Theo đó, Viettel thông báo đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra và là doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt nhất trong ngành.
Theo ông Nguyễn Khắc Huy, Trung Quốc đã nhiều lần cảnh báo Việt Nam về việc nên xuất khẩu thanh long theo đường chính ngạch. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam không nghe theo khuyến cáo và chỉ xuất đi đường bộ chứ không xuất theo đường biển.
Dù chịu ảnh hưởng nặng nề do đợt dịch thứ 4 bùng phát tại vùng xuất khẩu trọng điểm phía Nam, song 11 tháng năm 2021, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU vẫn ghi nhận sự tăng trưởng khả quan.
Năm 2021 mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, GDP 11 tháng giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn đạt được nhiều thành tích ấn tượng, tạo tiền đề cho sự phục hồi và phát triển sau đại dịch.
Theo dự thảo, năm 2021, doanh thu ngành Thông tin và Truyền thông đạt 3.462.170 tỷ đồng cơ bản hoàn thành 100% kế hoạch đặt ra, tăng trưởng 9% so với năm 2020, mức tăng trưởng gấp từ 3,6 - 4,5 lần so với mức dự báo tăng trưởng 2% - 2,5% GDP của Quốc gia.
Những tác động “địa chấn” của đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy quá trình tái cấu trúc lại ngành bán lẻ, với những xu hướng kinh doanh mới đang nhanh chóng được áp dụng và dự đoán sẽ thay đổi toàn bộ cục diện của ngành chỉ trong vài năm tới.
Ảnh hưởng của việc vận chuyển các đơn hàng đã khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị đối tác EU từ chối nhập khẩu. Do vậy, nhiều dự đoán chuỗi cung ứng trên toàn cầu sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều rủi ro tắc nghẽn đến cuối năm 2022.
Hiện nay, trong bối cảnh thị trường xuất khẩu cá ngừ bị thu hẹp, đây là cơ hội để doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam mở rộng thị trường, nâng cao kim ngạch xuất khẩu ở Trung Đông, Nam Mỹ.
Ngày 26/11, tại buổi tọa đàm “Bắc Ninh trên con đường công nghiệp hóa”, TS Phan Hữu Thắng đã chỉ ra hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay. Trong đó nhấn mạnh thực trạng nguồn nhân lực tại Việt Nam.
Theo Tổng cục Hải quan, tính chung trong 10 tháng từ đầu năm 2021, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu hơn 359,34 triệu chiếc khẩu trang y tế các loại.