Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU nguy cơ bị áp dụng PVTM
Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU như sợi; nông, thủy sản; thép; xe đạp... sẽ là những mặt hàng có nguy cơ cao bị EU áp dụng phòng vệ thương mại (PVTM).
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tập huấn Công tác phòng vệ thương mại trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA do Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương tổ chức mới đây.
Đối mặt với phòng vệ thương mại
Theo thống kê của Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), trong năm 2020, Việt Nam đang ứng phó với 27 vụ việc phòng vệ thương mại khác nhau. Tính đến hết quý I/2020, có 22 vụ việc chống lẩn tránh thuế do nước ngoài khởi xướng điều tra, áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU nguy cơ bị áp dụng PVTM. Ảnh minh họa
Đối với thị trường EU, tính đến nay, Việt Nam hiện có mức thặng dư thương mại với EU khoảng 26 tỷ USD hàng năm. EU hiện là một trong ba thị trường áp dụng nguy cơ bị áp dụng PVTM nhiều nhất.
Do đó, khi mức độ thặng dư thương mại của EU với Việt Nam tăng lên, khả năng EU áp dụng nguy cơ bị áp dụng PVTM với Việt Nam là rất lớn nhất, trong bối cảnh EVFTA được thực thi, việc gia tăng các biện pháp nguy cơ bị áp dụng PVTM tại nhiều nước, khu vực thị trường xuất khẩu là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt, các biện pháp phòng vệ thương mại gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, từ đó làm nảy sinh các vấn đề liên quan đến lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp...
Bà Phạm Châu Giang, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại phân tích, trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang EU, Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất là điện thoại, linh kiện điện thoại, máy vi tính, linh kiện điện tử, thiết bị máy vi tính với kim ngạch là 17 tỷ USD. Tuy nhiên, chủ thể của 17 tỷ USD đều là các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sản xuất theo chuỗi giá trị toàn cầu và trong đó Việt Nam chỉ đóng góp một phần nhỏ, trong khi EU góp một phần tương đối lớn. Do đó, bà Giang đánh giá nguy cơ bị áp dụng nguy cơ bị áp dụng PVTM đối với nhóm mặt hàng này tương đối thấp.
Nhóm mặt hàng thứ hai có kim ngạch xuất khẩu vào EU tương đối lớn là giày dép. Các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này chủ yếu là nhà đầu tư Đài Loan, Trung Quốc đặt nhà máy ở Việt Nam, thuê nhân công tại Việt Nam để gia công cho các thương hiệu của EU, Hoa Kỳ. Dù không ảnh hưởng tới doanh nghiệp Việt Nam, nhưng theo bà Giang, nếu các doanh nghiệp FDI này di dời nhà máy sang nước khác thì hàng trăm nghìn công nhân Việt Nam sẽ bị mất việc. Do đó, vẫn cần lưu tâm tới việc ngăn chặn nguy cơ EU áp dụng nguy cơ bị áp dụng PVTM đối với giày dép của Việt Nam.
Thứ ba là các mặt hàng liên quan tới dệt may. Theo đó, sợi là mặt hàng tương đối nhạy cảm tại EU và đã bị điều tra, áp dụng biện pháp nguy cơ bị áp dụng PVTM như chống bán phá giá, chống trợ cấp tương đối nhiều. Khi EVFTA được thực thi, với lợi thế về thuế, các doanh nghiệp sẽ đầu tư sản xuất sợi tại Việt Nam để xuất khẩu sang EU. Khi đó mặt hàng sợi sẽ bị xếp vào nhóm nguy cơ cao bị EU áp dụng nguy cơ bị áp dụng PVTM.
Tiếp đến là nhóm hàng liên quan đến nông, thủy sản. Trong đó nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU khoảng hơn 2 tỷ USD và thủy sản là 1,25 tỷ USD. Nông thủy sản có mức nhạy cảm số 1 với EU vì EU là nền kinh tế đứng đầu thế giới về trợ cấp nông nghiệp.
Mặt hàng thép có nguy cơ lớn bị EU áp dụng phòng vệ thương mại
Bà Giang cũng chỉ ra ba mặt hàng có nguy cơ cao bị EU áp dụng phòng vệ thương mại, dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chưa lớn. Trong đó, thép là mặt hàng được EU bảo hộ chỉ thua nhóm hàng nông nghiệp.
Đối với mặt hàng gỗ, năm 2019 Việt Nam xuất khẩu trên 6 tỷ USD gỗ và sản phẩm gỗ. Trong đó EU là thị trường lớn thứ ba. Trong khi đó, gỗ cũng là mặt hàng EU thường áp dụng các biện pháp nguy cơ bị áp dụng PVTM, do trong 25 nước thành viên EU, có những quốc gia chuyên sản xuất đồ cao cấp, nhưng cũng có quốc gia sản xuất các sản phẩm thông thường.
“Chỉ cần 1-2 nước bị ảnh hưởng, EU vẫn sẽ sẵn sàng áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất” – bà Giang cho biết.
Một mặt hàng nữa cũng có nguy cơ cao là xe đạp. Thời gian qua Cục Phòng vệ thương mại đã nhận được khá nhiều thông tin từ đại diện của phái đoàn của EU tại Việt Nam đề nghị làm rõ tình trạng xuất khẩu đồ gỗ, xe đạp sang EU. Trong đó đề nghị kiểm tra nguồn gốc xuất xứ và đưa ra cảnh báo về việc xuất khẩu đang tăng nhanh. Một số doanh nghiệp của EU cho rằng hàng hóa của Việt Nam đã gây thiệt hại cho sản xuất của họ.
Không được phép chủ quan
Vụ kiện nguy cơ bị áp dụng PVTM gần đây nhất EU áp dụng với hàng Việt Nam vào năm 2005, vụ kiện chống bán phá giá với giày mũ da và sản phẩm này của Việt Nam bị áp thuế trừng phạt 10% đến 2010.
Kể từ đó đến nay EU không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trực diện nào với hàng hóa từ Việt Nam mặc dù năm 2012 EU có điều tra chống trợ cấp với sợi từ Việt Nam nhưng kết quả điều tra không áp thuế.
Tuy nhiên, theo bà Phạm Châu Giang điều này không có nghĩa chúng ta được phép chủ quan. Dẫn chứng về điều này bà Giang cho hay, chỉ vài ngày trước một doanh nghiệp xuất khẩu thép ngỡ ngàng, hoàn toàn không hiểu vì sao khi lô hàng mới nhất cập cảng EU thì bị áp thuế 25%.
Từ năm 2018, EU đã áp dụng phòng vệ tự vệ toàn cầu với thép và Việt Nam có 3 mặt hàng phải chịu hàng rào này, gồm ống thép inox, thép cán nguội, thép mạ. EU áp dụng biện pháp này dưới hình thức hạn ngạch thuế quan theo từng quý. Mỗi quý có một sản lượng nhất định không đánh thuế, nếu vượt hạn ngạch thì bắt đầu đánh thuế 25%.
Gỗ cũng là mặt hàng EU thường áp dụng các biện pháp nguy cơ bị áp dụng PVTM
Không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ
Theo Cục Phòng vệ thương mại – Bộ Công Thương, giai đoạn 2019 - 2020 chứng kiến xu thế gia tăng các biện pháp bảo hộ thương mại tại nhiều nước, khu vực trên thế giới. Đặc biệt, trong năm 2020, Việt Nam đang phải ứng phó với 27 vụ việc phòng vệ thương mại khác nhau.
Trong bối cảnh đó, Cục Phòng vệ thương mại cho biết, đơn vị này sẽ luôn duy trì các kênh liên lạc với cơ quan điều tra phòng vệ thương mại của nhiều nước, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, hiệp hội và doanh nghiệp để kịp thời cập nhật vụ việc phòng vệ thương mại.
Bên cạnh đó, Phòng xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam bày tỏ quan điểm phản bác các lập luận thiếu căn cứ, vi phạm quy định WTO của nguyên đơn khởi kiện hay cơ quan điều tra nước ngoài cũng như cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời trên cơ sở yêu cầu của cơ quan điều tra đối với Chính phủ và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình xử lý vụ việc.
Đối với doanh nghiệp, Cục cũng khuyến nghị, cần chủ động ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài bằng cách không tham gia, không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Đồng thời chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra, ngăn chặn, tránh để hành vi của một vài doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.
Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm