Nga có 2 phương án thay thế SWIFT, châu Âu nghiên cứu khả năng loại thêm một số ngân hàng Belarus
Không còn là thành viên SWIFT sẽ khiến Nga bị cắt đứt khỏi hầu hết giao dịch quốc tế, mất lợi nhuận khổng lồ thu từ sản xuất dầu mỏ và khí đốt.
Một ngày sau quyết định của phương Tây loại 7 ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki ngày 3/3 cho rằng, việc duy trì ngân hàng hàng đầu của Nga là Sberbank và ngân hàng lớn thứ ba Gazprombank trong hệ thống này sau chiến dịch đặc biệt của Nga liên quan tới Ukraine là điều không thể chấp nhận được.
Việc Sberbank và Gazprombank vẫn nằm trong hệ thống SWIFT chủ yếu là do các quốc gia như Đức và Italy cần tiếp tục thanh toán cho việc mua khí đốt từ Nga.
Không còn là thành viên SWIFT sẽ khiến Nga bị cắt đứt khỏi hầu hết giao dịch quốc tế, mất lợi nhuận khổng lồ thu từ sản xuất dầu mỏ và khí đốt.
Mỹ cùng đồng minh từng cân nhắc phương án này vào năm 2014 khi Nga sáp nhập Crimea. Lúc đó Moscow tuyên bố hành động như vậy tương đương một lời tuyên chiến, phía phương Tây cuối cùng quyết định không thực hiện.
Kể từ đó, Nga đã rất nỗ lực phát triển một đối trọng với SWIFT mang tên Hệ thống Thông tin tài chính của Ngân hàng trung ương Nga (SPFS). Tính đến nay SPFS có hơn 400 tổ chức tham gia, lượng thông tin đạt 13 triệu tin nhắn.
Thuế mà Ngân hàng trung ương Nga thu với tổ chức tham gia SPFS chỉ bằng một nửa khi tham gia SWIFT, nhưng hệ thống chỉ hoạt động trong các ngày làm việc chứ không 24/7 như SWIFT.
Ngân hàng các nước không mặn mà tham gia SPFS vì nhiều lý do. Lý do thứ nhất chính là nguy cơ bị loại khỏi SWIFT. Thứ hai, SPFS không có nhiều ngân hàng quốc tế danh tiếng, ngay cả nước ủng hộ là Trung Quốc cũng chưa tham gia. Vì vậy năng lực của hệ thống còn hạn chế.
Vì những hạn chế của SPFS, Nga còn lựa chọn khác là Hệ thống Thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới Trung Quốc (CIPS) - tận dụng ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc.
CIPS cũng có hạn chế là đồng Nhân dân tệ chỉ chiếm chưa tới 2% thanh toán toàn cầu, quy mô hệ thống này chỉ bằng 0,3% SWIFT. Tuy nhiên, CIPS đủ sức thay thế SWIFT ở cấp độ khu vực (Á - Âu chẳng hạn), giúp tránh trừng phạt vì các ngân hàng Nga có thể chuyển hướng giao dịch thông qua Trung Quốc.
SWIFT ra đời năm 1973, đến nay đã liên kết hơn 9.000 tổ chức quốc tế ở 209 quốc gia/vùng lãnh thổ. Thành viên SWFT có thể dễ dàng chuyển tiền và thông tin cho nhau.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen chỉ ra rằng Liên minh châu Âu có quyền tăng cường các biện pháp trừng phạt đã được áp đặt tùy theo diễn biến của tình hình.
Châu Âu hiện đang nghiên cứu khả năng loại một số ngân hàng của Belarus khỏi hệ thống SWIFT