0915 15 67 76 [email protected]
Thứ sáu, 04/03/2022 13:53 (GMT+7)

Châu Âu làm gì để giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt của Nga?

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng EU cần phải sớm giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt của Nga, đồng thời tăng cường chuyển đổi sang năng lượng sạch cũng như đa dạng hóa nguồn cung.

Các lãnh đạo Liên minh châu Âu- EU đã tuyên bố thông qua một gói trừng phạt Nga vào ngày 22/2. EU và Mỹ đều đồng thuận rằng các biện pháp trừng phạt là điều quan trọng và cấp thiết cho bối cảnh hiện nay, có một số quốc gia lại có ý kiến bất đồng về vấn đề này.

Yếu tố chủ chốt cho vấn đề này là châu Âu đang phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga.

tm-img-alt
Gần 40% lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của EU vào năm 2020 đến từ Nga. 

Gần 40% lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của EU vào năm 2020 đến từ Nga, một số quốc gia phụ thuộc 100% nguồn cung này để đáp ứng nhu cầu của quốc gia. Một số nền kinh tế lớn của châu Âu như Đức và Italy, sử dụng lượng lớn năng lượng từ Nga, với tỷ trọng nhập khẩu chiếm lần lượt là 65% và 43% vào năm 2020.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) mới đây cho biết, Liên minh châu Âu không nên ký kết bất kỳ hợp đồng cung cấp khí đốt mới nào với Nga để giảm sự phụ thuộc năng lượng. Khuyến nghị này là một phần của kế hoạch do IEA công bố sau khi Nga mở rộng hoạt động quân sự ở Ukraine.

Bên cạnh đó, các biện pháp khác cũng được IEA đề xuất bao gồm: Sử dụng các nguồn khí đốt thay thế, từ chính EU và các nước như Na Uy và Azerbaijan; Đẩy nhanh việc triển khai các dự án năng lượng mặt trời và gió; Tối đa hóa việc phát điện từ năng lượng hạt nhân và năng lượng sinh học; Khuyến khích người tiêu dùng hạ nhiệt độ khi sử dụng thiết bị sưởi…

Fatih Birol, Giám đốc điều hành của IEA, cho biết: "Việc Nga sử dụng các nguồn khí đốt tự nhiên của mình như một vũ khí kinh tế và chính trị cho thấy châu Âu cần phải nhanh chóng hành động để sẵn sàng đối mặt với sự không chắc chắn về nguồn cung". 

Kế hoạch của IEA đưa ra "các biện pháp thực tế để giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào nhập khẩu khí đốt của Nga, đồng thời hỗ trợ việc chuyển đổi sang năng lượng sạch một cách an toàn với giá cả phải chăng".

Ông Birol nói: "Châu Âu cần nhanh chóng giảm bớt vai trò thống trị của Nga trong các thị trường năng lượng của mình và tăng cường các giải pháp thay thế càng nhanh càng tốt".

Theo Eurostat, Nga chính là nhà cung cấp dầu mỏ và khí đốt tự nhiên lớn nhất cho EU vào năm ngoái.

Báo cáo của IEA cho biết: "Đẩy nhanh đầu tư vào các công nghệ sạch là trọng tâm của giải pháp, nhưng ngay cả việc triển khai rất nhanh cũng sẽ mất thời gian để tạo ra sự sụt giảm lớn đối với nhu cầu khí đốt nhập khẩu".

Mới đây, bà Kadri Simson, ủy viên phụ trách năng lượng của Liên minh Châu Âu chia sẻ rằng: "Cuộc chiến ở Ukraine đã khiến sự phụ thuộc của chúng tôi vào nguồn cung khí đốt của Nga và những rủi ro của nó trở nên rõ ràng hơn. Chúng tôi không thể để bất kỳ quốc gia thứ ba nào làm mất ổn định thị trường năng lượng hoặc ảnh hưởng đến các lựa chọn năng lượng của chúng tôi".

Được biết, trong tuần tới, bà Simson sẽ họp với chi nhánh điều hành của EU nhằm đề xuất một lộ trình để châu Âu trở nên độc lập và sớm thoát khỏi cái bóng khí đốt của Nga.

Vào cuối tháng 2, Đức cũng đã tạm ngưng đường ống dẫn khí Nord Stream 2 được thiết kế để đưa khí đốt tự nhiên từ Nga trực tiếp đến châu Âu.

Giám đốc khí hậu của EU, Frans Timmermans, nhấn mạnh rằng: "Chúng ta cần phải cai nghiện khí đốt và dầu mỏ của Nga và chúng ta cần làm điều đó nhanh hơn nhiều so với những gì đã dự đoán".

Ông Timmermans cho biết Ủy ban châu Âu sẽ "đưa ra các đề xuất vào tuần tới để điều đó xảy ra càng sớm càng tốt". Nhấn mạnh về việc làm thế nào để đạt được điều này, ông nói rằng nguồn cung ứng năng lượng sẽ phải được đa dạng hóa.

"Chắc chắn chúng ta sẽ phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, cần phát triển nhiều hơn nữa điện gió ngoài khơi, năng lượng mặt trời, khí sinh học, địa nhiệt", Giám đốc khí hậu của EU chia sẻ.

Bạn đang đọc bài viết Châu Âu làm gì để giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt của Nga?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu quay đầu giảm 320 đồng/lít
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 giảm 310 đồng/lít, giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, giá bán là 24.910 đồng/lít.
Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024
Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023