0915 15 67 76 [email protected]
Thứ hai, 28/02/2022 11:59 (GMT+7)

Loại Nga ra khỏi SWIFT, nền kinh tế phương Tây cũng sẽ chao đảo?

Mới đây, phương Tây đã quyết định loại nhiều ngân hàng Nga khỏi hệ thống SWIFT. Được coi là “vũ khí hạt nhân” trên bình diện tài chính, hệ thống SWIFT sẽ tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế Nga nhưng các nước khác trên thế giới cũng sẽ bị vạ lây.

Theo The New York Times, Mỹ và Ủy ban châu Âu, Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý đã chính thức thông báo sẽ loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống nhắn tin tài chính SWIFT - một cách dễ hiểu là cấm các ngân hàng này tham gia các giao dịch quốc tế.

tm-img-alt
Mỹ và Ủy ban châu Âu, Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý loại một số ngân hàng Nga khỏi SWIFT. Ảnh minh họa.

SWIFT - một dịch vụ nhắn tin của Bỉ được chính thức gọi là Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu, kết nối hơn 11.000 tổ chức tài chính trên khắp thế giới. Nó không giữ hoặc chuyển tiền, nhưng nó cho phép các ngân hàng và tổ chức tài chính thông báo cho nhau về các giao dịch sắp diễn ra.

Việc loại một số ngân hàng Nga ra khỏi SWIFT về cơ bản sẽ cắt đứt Nga khỏi phần lớn hệ thống tài chính toàn cầu. Tuy nhiên thông báo của Mỹ và các nước đồng minh không nói rõ ngân hàng cụ thể nào bị cấm tham gia SWIFT.

Bị loại khỏi SWIFT, nền kinh tế Nga sẽ chịu những hậu quả nào?

Bà Ursula von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu, cho rằng: “việc cắt giảm các ngân hàng (khỏi SWIFT) sẽ ngăn Nga thực hiện hầu hết các giao dịch tài chính trên toàn thế giới và chặn xuất khẩu và nhập khẩu của Nga một cách hiệu quả”.

Theo tờ USA Today, việc ngăn chặn Nga khỏi SWIFT sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế của đất nước ngay lập tức và về lâu dài, khiến Nga không thể tham gia vào các giao dịch tài chính quốc tế. Điều đó bao gồm lợi nhuận quốc tế từ sản xuất dầu và khí đốt, chiếm hơn 40% doanh thu của Nga.

"Việc này sẽ chấm dứt toàn bộ giao dịch quốc tế, châm ngòi cho biến động tiền tệ và khiến dòng vốn rút ra ào ạt", Maria Shagina - nhà nghiên cứu tại Viện Các vấn đề Quốc tế Phần Lan nhận định.

tm-img-alt
Bị loại khỏi SWIFT sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế của nước này. Ảnh minh họa.

Một số chuyên gia về các lệnh trừng phạt thừa nhận việc cấm các tổ chức tài chính Nga khỏi SWIFT sẽ giáng một đòn mạnh vào lĩnh vực tài chính của Nga, song việc chỉ cấm một số ngân hàng sẽ không đủ áp lực.

Một số khác cho rằng việc không cho ngân hàng Nga tham gia SWIFT càng thúc đẩy nước này thành lập giải pháp thay thế cho hệ thống của SWIFT, ví dụ giải pháp họ đang triển khai hợp tác với Trung Quốc.

Theo phân tích trên tờ Guardian, lệnh cấm có thể không tác động nghiêm trọng đến các doanh nghiệp Nga. Thay vì dùng SWIFT, ngân hàng Nga có thể sử dụng các kênh khác để thanh toán, chẳng hạn như điện thoại, ứng dụng nhắn tin hoặc email. Các ngân hàng Nga cũng có thể chuyển các khoản thanh toán qua các quốc gia không áp đặt lệnh trừng phạt, chẳng hạn như Trung Quốc, quốc gia đã thiết lập hệ thống thanh toán của riêng mình để cạnh tranh với SWIFT. 

Tất nhiên, việc thông báo các giao dịch không thông qua SWIFT có thể khiến giao dịch chậm hơn, phát sinh chi phí cao hơn.

Đặc biệt, vài năm gần đây, Nga đã chuẩn bị cho khả năng bị loại khỏi SWIFT. Họ lập ra hệ thống thanh toán riêng, có tên SPFS sau khi bị phường Tây trừng phạt năm 2014. Hệ thống này hiện có khoảng 400 người dùng, theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Nga. 20% giao dịch nội địa hiện qua SPFS, Shagina cho biết. Tuy nhiên, quy mô tin nhắn bị hạn chế và hoạt động cũng chỉ giới hạn vào các ngày làm việc.

Loại Nga khỏi SWIFT, con dao hai lưỡi cho phương Tây   

Ở phía ngược lại, Loại Nga khỏi SWIFT có thể gây hại cho một số doanh nghiệp có làm ăn với Nga.

Nga là nước mua khối lượng lớn hàng hóa sản xuất của nước ngoài, đặc biệt là từ Hà Lan và Đức. Nga là nhà cung cấp chính của EU về dầu thô, khí đốt tự nhiên và nhiên liệu hóa thạch rắn, và các nước châu Âu có thể gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm nhà cung cấp thay thế.

tm-img-alt
Phương Tây sẽ chịu nhiều thiệt hại nặng nề khi Nga bị loại khỏi SWIFT. Ảnh minh họa.

Đặc biệt, Mỹ và Đức sẽ thiệt hại nhiều nhất nếu Nga bị loại khỏi SWIFT, do các ngân hàng của họ sử dụng SWIFT để liên lạc với các nhà băng Nga nhiều nhất. Dĩ nhiên, thiệt hại không chỉ dừng ở đó. Các chính trị gia Nga cho biết việc vận chuyển dầu mỏ, khí đốt và kim loại sang châu Âu cũng sẽ dừng lại.

Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - hiện phụ thuộc vào khí đốt Nga. Họ là nước phản đối nổi bật nhất trước quyết định loại Nga khỏi SWIFT. Thủ tướng Đức Olaf Scholz, người tuần này được khen ngợi vì ngừng dự án đường ống khí đốt mới với Nga, lại đang chịu chỉ trích ở quê nhà.

"SWIFT là vũ khí mạnh nhất của chúng ta", Norbert Röttgen - một chính trị gia Đức cho biết trên Twitter hôm 24/2, "Việc loại Nga khỏi SWIFT không thể thất bại vì Đức được".

Chính phủ Đức thì cho biết động thái này cần chuẩn bị kỹ lưỡng. "Việc này sẽ có tác động khổng lồ lên hoạt động thanh toán ở Đức và với các công ty Đức làm ăn với Nga. Tất cả đều phải được chuẩn bị kỹ", Steffen Hebestreit - người phát ngôn của Chính phủ Đức cho biết.

"Nếu Nga bị loại khỏi SWIFT, chúng tôi không nhận được ngoại tệ. Nhưng người mua, điển hình là các nước châu Âu, cũng sẽ không nhận được hàng hóa của chúng tôi, như dầu mỏ, khí đốt, kim loại và nhiều linh kiện quan trọng khác", Nikolai Zhuravlev - Phó chủ tịch Hội đồng liên bang Nga (Thượng viện Nga) cho biết tuần trước.

Việc loại một số ngân hàng Nga ra khỏi SWIFT chỉ là một trong số động thái mà Mỹ và các nước đồng minh áp lên Nga sau xung đột Nga - Ukraine.

Bà Vonder Leyen cho biết, liên minh xuyên Đại Tây Dương cũng sẽ cố gắng làm tê liệt ngân hàng trung ương của Nga bằng cách đóng băng các giao dịch và khiến ngân hàng trung ương “không thể thanh lý tài sản”.

Ngoài ra, Hoa Kỳ và các đồng minh cũng công bố các bước để gây áp lực lên giới tinh hoa của Nga, bao gồm việc thành lập một lực lượng đặc nhiệm mà Nhà Trắng cho biết sẽ: “xác định, truy lùng và đóng băng tài sản của các công ty và nhà tài phiệt Nga bị trừng phạt - du thuyền của họ, biệt thự của họ và bất kỳ các khoản thu lợi bất chính khác mà chúng tôi có thể tìm thấy và đóng băng theo luật”.

Hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT từng ngắt kết nối các ngân hàng Iran vào năm 2012 khi Tehran bị EU trừng phạt vì chương trình hạt nhân.

Hậu quả là khiến Iran thiệt hại 50% doanh thu xuất khẩu dầu mỏ và 30% hoạt động thương mại nước ngoài.

Bạn đang đọc bài viết Loại Nga ra khỏi SWIFT, nền kinh tế phương Tây cũng sẽ chao đảo?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu quay đầu giảm 320 đồng/lít
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 giảm 310 đồng/lít, giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, giá bán là 24.910 đồng/lít.
Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024
Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023