0915 15 67 76 [email protected]
Thứ tư, 19/10/2022 09:10 (GMT+7)

Lạm phát: Mối lo ngại hàng đầu của các nền kinh tế trên thế giới

Vào tháng 9/2020, chỉ có khoảng 8% người tham gia khảo sát nói rằng lạm phát là mối lo lớn nhất của họ. Tuy nhiên, tỷ lệ này tăng lên tới 40% vào tháng 9/2022.

Lạm phát gia tăng nhiều nơi trên thế giới

Theo phân tích của Deutsche Bank (Đức) về lạm phát ở 111 nước, tỷ lệ lạm phát trung bình trong 12 tháng qua (từ tháng 6/2021 - 5/2022) là 7,8%, tăng hơn gấp đôi so với một năm trước đó (3%), chủ yếu do giá nhiên liệu và lương thực, thực phẩm tăng vọt.

Tháng 5/2022, tỷ lệ lạm phát ở các nước Tây Âu và Mỹ là gần như tương đương (8,8% ở Hà Lan, 7,9% ở Đức, 8,6% ở Mỹ…). Lạm phát thấp hơn ở Pháp (5,8%), nhưng cao tới 20% ở các nước vùng Baltic, theo dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.

Giá năng lượng cao ngất do chiến sự Nga-Ukraine là nguyên nhân chính gây lạm phát cao ở Mỹ và châu Âu. Giá năng lượng ở Mỹ hiện nay tăng 35% so với năm ngoái, theo Cục Thống kê Lao động. Tỷ lệ lạm phát ở Mỹ trong tháng 5/2022 là 8,6%, mức cao nhất kể từ tháng 12/1981.

Lạm phát: Mối lo ngại hàng đầu của các nền kinh tế trên thế giới - Ảnh 1
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Trong khi nhiều nước trên thế giới đối mặt tỷ lệ lạm phát cao, các nền kinh tế lớn ở châu Á ghi nhận tỷ lệ thấp hơn nhiều (2,1% ở Trung Quốc, 2,5% ở Nhật Bản…). Theo Wall Street Journal, lạm phát thấp ở Trung Quốc một phần là do Bắc Kinh chỉ đưa ra các gói kích thích kinh tế tương đối nhỏ trong đại dịch Covid-19, kiểm soát giá chặt và nhu cầu tiêu dùng yếu.

Trong khi đó, Hàn Quốc đối diện mức tăng lạm phát cao nhất trong 14 năm qua - lên 5,4% trong tháng 5/2022, Financial Times đưa tin. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cuối tuần qua cảnh báo rằng, kinh tế nước này phải đối mặt một “cơn bão nhiệt đới” đang tới gần.

Trong khi nhiều nước, bao gồm Hàn Quốc, nâng lãi suất huy động để kiềm chế lạm phát, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan kiên quyết cắt giảm lãi suất. Tỷ lệ lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ hiện ở mức 74%, cao nhất trong số các nước G20. Mức cao tiếp theo (58%) được ghi nhận ở Argentina - nước đang phải in thêm tiền để giúp chống thâm hụt ngân sách, theo Axios.

Một số nền kinh tế lớn nhất châu Mỹ Latin và châu Phi cũng đang có mức lạm phát hai con số, trong khi một số nước đối mặt mức lạm phát ba con số. Tháng 4/2022, lạm phát lên tới 222,3% ở Venezuela, 220,7% ở Sudan…, CNBCTV18 đưa tin.

Theo Ngân hàng Thế giới, giá lương thực, thực phẩm đang ở mức cao kỷ lục, tăng mạnh từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi cuối tháng 2/2022. Giá năng lượng và lương thực, thực phẩm tăng cùng lúc khiến nhiều nước đang phát triển “dính đòn hiểm”.

Lạm phát đang là mối lo lớn nhất trên thế giới

Theo một khảo sát với gần 20.000 người trưởng thành của Ipsos, có tới 50% người được hỏi nói rằng đại dịch là mối lo lớn nhất của họ hồi tháng 1/2021. Tuy nhiên, giờ đây, đại dịch chỉ là mối lo chính của khoảng 12% người tham gia khảo sát. Đây là mức thấp nhất kể từ khi đại dịch được đưa vào cuộc khảo sát theo tháng này của Ipsos.

Lạm phát: Mối lo ngại hàng đầu của các nền kinh tế trên thế giới - Ảnh 2

Trong khi đó, xu hướng đối với lạm phát thì ngược lại. Vào tháng 9/2020, chỉ có khoảng 8% người tham gia khảo sát nói đây là mối lo lớn nhất của họ. Tuy nhiên, tỷ lệ này tăng lên tới 40% vào tháng 9/2022. Những quốc gia có nhiều người xem lạm phát là mối lo lớn nhất bao gồm Ba Lan (67%), Argentina (65%), Thổ Nhĩ Kỳ (56%) và Anh (56%).

Bên cạnh lạm phát, dữ liệu mới nhất cho thấy nghèo đói và bất bình đẳng xã hội đứng thứ hai trong danh sách các mối quan tâm, lo lắng tính tới tháng 9/2022 với tỷ lệ gần 35% người được hỏi trên khắp thế giới lựa chọn. Hungary (46%), Hà Lan (46%), Brazil (42%), Indonesia (40%) và Thái Lan (40%) là những nơi ghi nhận tỷ lệ người dân nói rằng đây là mối lo lớn nhất.

Khi được hỏi liệu quốc gia của những người tham gia khảo sát có đang đi đúng hướng hay không, 2/3 trả lời là “không”. Trong đó, người Saudi Arabia (95%) và Indonesia (81%) đưa ra câu trả lời tích cực nhất, còn người Peru (10%) và người Argentina (10%) là kém lạc quan nhất. Riêng Anh và Pháp ghi nhận số người nói rằng Chính phủ đang đi đúng hướng giảm 9 điểm phần trăm so với thời điểm tháng 9/2020.

An Như

Bạn đang đọc bài viết Lạm phát: Mối lo ngại hàng đầu của các nền kinh tế trên thế giới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3
Tăng giá trần vé máy bay nội địa, quy định về chuẩn quốc gia với cơ sở giáo dục đại học, thu phí khai thác sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản... là những chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 3/2024.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.