Theo các công ty chứng khoán, tuần giao dịch tiếp theo từ ngày 28/2 đến 4/3, VN-Index có thể sẽ giằng co và đi ngang quanh ngưỡng tâm lý 1.500 điểm để chờ cơ hội bứt phá trở lại.
Theo giới phân tích chứng khoán, căng thẳng Nga-Ukraine tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng giá dầu tăng cao sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến một số nhóm ngành.
Ngày 1/3 tới đây, nhiều doanh nghiệp dự báo, giá xăng sẽ tiếp tục lập kỷ lục mới. Theo đó, giải pháp kìm hãm đà tăng của giá xăng dầu được xem hữu hiệu nhất là giảm thuế bảo vệ môi trường và một số loại phí khác.
Cuộc xung đột của Nga và Ukraine gây ra biến động mạnh trên thị trường kim loại quý. Theo đó, giới phân tích cho rằng, kim loại quý này sẽ tăng phi mã khi căng thẳng Ukraine leo thang.
Với giá vàng trong nước tiếp tục giảm, giá vàng thế giới neo ở mức 1.889 USD/ounce (52 triệu đồng/lượng), chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước được thu hẹp.
Dù giảm trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần, nhưng tính cả tuần, giá dầu Brent tăng khoảng 4,7%, WTI tăng khoảng 0,6%. Giá dầu lại ghi nhận một tuần tăng sau một tuần “đứt gãy” chuỗi tăng 8 tuần liên tiếp trước đó.
Sau nhiều năm chạm đáy, giá hồ tiêu bắt đầu khởi sắc và hiện đang dao động 82.000 – 85.000 đồng/kg. Theo đó, với mức giá này, người dân đã có lời nhưng chưa nhiều do còn phải chịu nhiều chi phí vật tư.
Tuần qua, giá heo hơi giảm sâu tại hầu hết tỉnh thành trên cả nước, dao động từ 50.000 - 55.000 đồng/kg. Tuy nhiên, tiểu thương bán thịt lợn tại các chợ dân sinh vẫn phớt lờ vấn đề này, neo giá thịt lợn cao ở mức vô lý.
Nhiều ý kiến cho rằng, căng thẳng Nga – Ukraine chỉ gây ảnh hưởng tâm lý nhất thời đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để nhà đầu tư cơ cấu danh mục sang nhóm hưởng lợi.
Thị trường phân bón, dầu thực vật đang dần nóng lên vì cuộc xung đột Nga-Ukraine. Giá các loại phân bón chủ lực đang tăng vọt do lo ngại cuộc xung đột này sẽ cắt giảm và gián đoạn nguồn cung toàn cầu.
Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, tính trong cả năm 2021, quỹ bình ổn giá xăng dầu đã chi ra hơn 9.626 tỷ đồng để bình ổn giá trong nước. Đây là mức chi lớn nhất kể từ khi cơ quan quản lý thống kê số liệu.
Tuần qua, căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã tác động mạnh mẽ lên thị trường chứng khoán toàn cầu. Tại thị trường Việt Nam, tính chung cả tuần từ 21 - 25/2, bộ phận tự doanh đã bán ròng 403 tỷ, tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 307 tỷ đồng.
Đồng USD quay đầu giảm mạnh vào phiên giao dịch vừa qua, sau khi ghi nhận mức tăng cao nhất trong hơn 3 tháng, trong bối cảnh các nhà đầu tư đang tiếp tục “nghe ngóng” tình hình Ukraine.
Trong phiên cuối tuần, thị trường tài chính thế giới rung lắc mạnh khi USD, vàng và nhiên liệu quay đầu giảm sâu, rời khỏi mức cao kỷ lục của phiên trước đó. Ngược lại, thị trường chứng khoán và Bitcoin bật tăng mạnh.
Sau khi xuyên thủng mốc 100USD/ thùng, giá dầu thô thế giới giảm mạnh trong phiên cuối tuần. Tuy nhiên, tính cả tuần, dầu Brent tăng khoảng 4,7%, trong khi WTI trên đà tăng khoảng 0,6%.
Sau khi tăng mạnh vượt mốc 67 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước đã quay đầu giảm mạnh trước căng thẳng Nga và Ukraine. Giá vàng thế giới cũng giảm sâu xuống dưới mức 1.900 USD/ounce.