0915 15 67 76 [email protected]
Thứ hai, 15/11/2021 14:04 (GMT+7)

Ảnh hưởng của khủng hoảng năng lượng toàn cầu tác động gì đến Việt Nam?

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu. Cuộc khủng hoảng diễn ra ở nhiều quốc gia và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trước tình trạng khan hiếm về nguồn năng lượng, thế giới vẫn chưa tìm ra giải pháp.

tm-img-alt
Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới.

Trước những vấn đề tiêu cực về an ninh năng lượng đã tạo nên mối nguy khan hiếm năng lượng nghiêm trọng. Có thể kể đến như việc Trung Quốc phải cắt điện luân phiên, các nhà máy tại Ấn Độ đang chật vật tìm nguồn nguyên nhiên liệu than hay giá nhiên liệu tăng vọt tại Châu Âu, Đông Á, Mỹ.

Tại Châu Âu, giá khí đốt tăng chống mặt trong lúc mùa đông đang đến gần và các hoạt động kinh tế đã gần như nối lại bình thường. Tại Trung Quốc, thiếu điện gây đảo lộn cuộc sống, khiến các nhà máy phải cắt giảm hoạt động. Còn ở Anh đang phải trải qua một đợt khan hiếm nghiêm trọng xăng và dầu diesel. Nhiều công ty ngừng hoạt động vì không có nhiên liệu.

Trao đổi về vấn đề này, ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới do 5 yếu tố chính, thứ nhất là nhu cầu năng lượng thế giới phục hồi mạnh thời kỳ hậu Covid-19. Thứ hai, sự phụ thuộc ngày càng tăng của Châu Âu vào nguồn năng lượng khí tự nhiên. Thứ ba, tác động năng lượng đẩy giá khí đốt và giá than tăng kỷ lục, khiến giá điện tăng mạnh. Thứ tư, các quốc gia Bắc bán cầu đang bước vào mùa đông với những biểu hiện cực đoan. Cuối cùng, tiến trình chuyển dịch năng lượng ở khí tự nhiên cũng gây sức ép lên cung cầu năng lượng.

Ông nhấn mạnh thêm, Việt Nam đang thực hiện quá trình chuyển dịch năng lượng và đạt được thành tựu đáng kể trong việc thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh các giải pháp tiết kiệm, sử dụng hiệu quả năng lượng, phát triển cơ sở hạ tầng nhập khẩu điện và các dạng năng lượng sơ cấp. Các yếu tố này cần thực hiện đồng bộ để quá trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam diễn ra hiệu quả và ngăn chặn được các tác động tiêu cực.

Năm 2020, dự báo sẽ không thiếu điện, chúng ta sẽ tiếp tục được bổ sung thêm các nguồn điện mới. Tuy nhiên, vận hành hệ thống điện sẽ còn đối mặt với các thách thức trong dự báo điện năng lượng tái tạo, phụ tải điện biến động, nhu cầu truyền tải điện tăng cao. Khi hoàn thành đưa vào vận hành các dự án nguồn điện ở miền Bắc, kết hợp với tăng cường năng lực truyền tải liên miền, việc cung ứng điện sẽ đảm bảo ổn định và tin cậy hơn.

Với Việt Nam, việc đảm bảo nguồn cung trong ngắn hạn chưa bị ảnh hưởng nhờ các hợp đồng nhập khẩu dài hạn. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy phát triển các hạ tầng cơ sở nhập khẩu năng lượng trong thời gian tới cũng cần được đảm bảo tiến độ để duy trì khả năng nhập khẩu năng lượng sơ cấp cho các nhà máy điện.

Đồng thời, phát huy công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo, tăng cường tích nước thủy điện sẽ góp phần giảm nhẹ sức ép lên nhiệm vụ đảm bảo nhiên liệu cho các nhà máy điện.

Về chiến lược cung cấp năng lượng cho quốc gia nhằm chủ động, cần đảm bảo tiến độ các dự án, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng và vận hành các công trình nguồn và lưới điện. Khẩn trương triển khai xây dựng các đường dây, trạm biến áp giải tỏa công suất các dự án hiện hữu.

Bên cạnh đó, phát triển hợp lí các nguồn điện truyền thống với tỉ trọng hợp lí để đảm bảo cung ứng điện phát triển các nguồn điện linh hoạt có thể đáp ứng nhanh chóng với các thay đổi về công suất phát điện năng lượng tái tạo và diễn biến phụ tải điện. Đồng thời triển khai mạnh mẽ các giải pháp quản lí, tiết giảm nhu cầu điện và đẩy mạnh tiến độ đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện nhập khẩu điện, ông Dũng nhận định.

Bạn đang đọc bài viết Ảnh hưởng của khủng hoảng năng lượng toàn cầu tác động gì đến Việt Nam?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu quay đầu giảm 320 đồng/lít
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 giảm 310 đồng/lít, giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, giá bán là 24.910 đồng/lít.
HoSE lên tiếng sau sự cố nghẽn lệnh
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết, hiện đang phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận hành hệ thống để kiểm tra, xác định nguyên nhân.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023