0915 15 67 76 [email protected]
Thứ năm, 03/03/2022 13:59 (GMT+7)

Xung đột Nga - Ukraine tác động mạnh đến giá ngũ cốc của Trung Quốc

Đậu nành là nông sản duy nhất mà Trung Quốc phụ thuộc nặng nề vào hàng nhập khẩu. Theo Citi, năm ngoái, 84% lượng đậu nành tiêu thụ tại Trung Quốc là nhập khẩu, chủ yếu từ Mỹ và Brazil.

Đất nước tỷ dân nhập khẩu khiêm tốn

Theo CNBC, Trung Quốc là nước tiêu thụ ngô lớn thứ hai thế giới. Nhưng trong năm 2021, dữ liệu của Citi chỉ ra chỉ 9,4% tiêu thụ ngô trong nước đến từ nhập khẩu. Đối với tiêu thụ lúa mì, tỷ lệ là 5,9%.

"Xung đột thương mại Mỹ - Trung, dịch tả lợn châu Phi và cú sốc giá lương thực, thực phẩm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy Trung Quốc nâng cao khả năng tự chủ trong việc cung cấp thực phẩm", các nhà phân tích Xiangrong Yu và Xiaowen Jin của Citi nhận xét.

tm-img-alt
Trung Quốc nâng cao khả năng tự chủ trong việc cung cấp thực phẩm.

"Trung Quốc đã và đang cải thiện hệ thống sản xuất ngũ cốc, thịt lợn và đa dạng hóa các nguồn nhập khẩu thực phẩm", các chuyên gia bình luận thêm.

Do vậy, đóng góp trực tiếp của giá ngũ cốc trong những năm qua vào chỉ số lạm phát tiêu dùng là rất khiêm tốn. Nói cách khác, đất nước tỷ dân đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trong nước và đồng thời mở rộng nguồn thực phẩm nhập khẩu.

Năm 2021, sản lượng ngô trong nước tăng 4,6%. Cùng lúc, các thương nhân Trung Quốc đã quay lưng với sản phẩm của Mỹ để trở thành khách hàng mua ngô lớn nhất của Ukraine. Theo báo cáo của chính phủ Mỹ, Ukraine chiếm hơn 30% nhập khẩu ngô của Trung Quốc.

Indonesia và Ấn Độ có tỷ lệ nhập khẩu từ Ukraine cao nhất, tiếp theo sau là Trung Quốc. Tuy nhiên, so với quy mô GDP của mỗi quốc gia này, lượng hàng hóa nhập khẩu là khá khiêm tốn, ông Cochrane - Kinh tế trưởng khu vực APAC tại Moody's Analytics lưu ý.

Khó miễn nhiễm đà tăng giá

Việc Trung Quốc "bình an vô sự" giữa lúc Nga - Ukraine tranh chấp vì phụ thuộc nhiều vào lúa mì và ngô sản xuất trong nước cũng không có nghĩa là đất nước này miễn nhiễm với đà tăng giá của hàng hóa. Theo truyền thông địa phương, giá lúa mì và ngô nhập khẩu đã tăng mạnh.

Trên toàn cầu, giá ngô và lúa mì giao sau đã tăng lên mức cao nhất 9 năm, gần mức đỉnh lịch sử, khi các thương nhân e ngại xung đột giữa Nga và Ukraine có thể kéo dài và gây đứt gãy chuỗi cung ứng ngũ cốc trên toàn cầu.

"Mức tăng của các hợp đồng tương lai ngũ cốc trên hai sàn giao dịch của Mỹ có thể cao hơn đáng kể nếu không bị chặn bởi trần giao dịch hàng ngày", ông Tobin Gorey - Chiến lược gia nông sản tại Commonwealth Bank of Australia, cho hay.

Dự đoán các vấn đề đối với nguồn cung lúa mì sẽ còn tiếp diễn, trong khi trên thị trường ngô, nhà đầu tư đang "lo lắng rằng việc gieo trồng của Ukraine có thể bị trì hoãn hoặc cản trở". Mùa vụ thường bắt đầu vào tháng 4, ông Gorey thông tin trong một báo cáo trước đó.

Ông Bian Shuyang, nhà phân tích nông sản của công ty môi giới Nanhua Futures, cho biết nguồn cung ngũ cốc, dầu và hạt có dầu có thể sẽ vẫn khan hiếm cho đến khi đàm phán ngoại giao giữa Nga và Ukraine kết thúc.

Ngoài vấn đề địa chính trị, ông Bian lưu ý rằng các rủi ro như hạn hán ở Argentina cũng làm dấy lên lo ngại về nguồn cung cây trồng.

Lệ thuộc đậu nành nhập khẩu

Đậu nành là nông sản duy nhất mà Trung Quốc phụ thuộc nặng nề vào hàng nhập khẩu. Theo Citi, năm ngoái, 84% lượng đậu nành tiêu thụ tại Trung Quốc là nhập khẩu, chủ yếu từ Mỹ và Brazil.

Ông Jim Sutter, CEO của Hội đồng Xuất khẩu Đậu nành Mỹ, cho biết giá đậu nành đang tăng cao do thương nhân lo lắng rằng nguồn cung dầu hạt hướng dương từ Ukraine khan hiếm có thể thúc đẩy nhu cầu đối với các loại dầu thực vật khác.

Theo ông Sutter, Trung Quốc là nhà nhập khẩu đậu nành lớn nhất hành tinh và gần đây đã tăng cường mua thêm đậu nành trái vụ từ Mỹ do lo ngại vấn đề nguồn cung từ Nam Mỹ. Dù vậy, điều này cũng không "tách biệt" với tình hình ở Ukraine.

Trong một họp báo hôm 2/3, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Wang Wentao và các quan chức đã không trả lời bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến giao dịch nông sản với Nga, Ukraine hay Mỹ.

Thay vào đó, bộ này nhấn mạnh kế hoạch hợp tác nhiều hơn về thương mại với Liên minh châu Âu (EU) và Đông Nam Á, cũng như với các nước thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Cả Nga và Ukraine đều là một phần của BRI.

Bạn đang đọc bài viết Xung đột Nga - Ukraine tác động mạnh đến giá ngũ cốc của Trung Quốc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu quay đầu giảm 320 đồng/lít
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 giảm 310 đồng/lít, giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, giá bán là 24.910 đồng/lít.
Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024
Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023