0915 15 67 76 [email protected]
Thứ ba, 01/03/2022 11:25 (GMT+7)

Trung Quốc mua đến 74,3% sản lượng cao su của Việt Nam

Trung Quốc - thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 74,3% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt 143,24 nghìn tấn, trị giá 243,81 triệu USD, giảm 24,7% về lượng và giảm 24,4% về trị giá so với tháng 12/2021.

Xuất khẩu cao su tháng 1/2022 tăng mạnh

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2022, Việt Nam xuất khẩu được 192,72 nghìn tấn cao su, trị giá 331,12 triệu USD, giảm 23% về lượng và giảm 22,8% về trị giá so với tháng 12 năm ngoái.

tm-img-alt

Giá bình quân xuất khẩu cao su của Việt Nam tháng 1/2022 ở mức 1.718 USD/tấn, tăng 0,2% so với tháng 12/2021 và tăng 6,8% so với tháng 1/2021.

Hiện nay, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 74,3% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt 143,24 nghìn tấn, trị giá 243,81 triệu USD, giảm 24,7% về lượng và giảm 24,4% về trị giá so với tháng 12/2021.

Giá bình quân xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc trong tháng 1 ở mức 1.702 USD/tấn, tăng 0,3% so với tháng 12/2021 và tăng 9,1% so với tháng 1/2021.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo, trong năm 2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các thị trường lớn sẽ tiếp tục tăng, Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam. Bên cạnh đó nhu cầu cao su của thế giới cao cũng là yếu tố giúp hỗ trợ xuất khẩu.

Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), ước tính sản lượng cao su toàn cầu năm 2022 đạt khoảng 14,55 triệu tấn, tiêu thụ ở mức 14,4-14,8 triệu tấn. ANRPC dự báo, yếu tố hỗ trợ giá cao su năm 2022 bao gồm điều kiện thời tiết và dịch COVID-19 khiến nhu cầu găng tay cao su và quần áo bảo hộ cá nhân tăng. 

tm-img-alt

Những thách thức có thể ảnh hưởng đến nhu cầu cao su bao gồm thiếu chất bán dẫn (có thể ảnh hưởng đến sản xuất ô tô), tình trạng thiếu container, chi phí vận tải cao và thông quan chậm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.

Các chuyên gia cũng nhận định, thị trường cao su trong năm 2022 sẽ kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, sau khi các ngân hàng trung ương lớn tung ra các gói cứu trợ, giá cao su thế giới có thể sẽ tăng trong quý I/2022 do nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu dự kiến thiếu hụt bởi nguồn cung cao su Đông Nam Á đang bị thời tiết xấu ảnh hưởng đến sản lượng mủ tự nhiên.

Trong khi đó, những thách thức có thể ảnh hưởng đến nhu cầu cao su bao gồm thiếu chất bán dẫn (có thể ảnh hưởng đến sản xuất ô tô), tình trạng thiếu container, chi phí vận tải cao và thông quan chậm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.

Năm 2022, Việt Nam có khả năng hưởng lợi kép cả về lượng xuất khẩu và trị giá do thế giới vẫn khan hiếm nguồn nguyên liệu cao su, giá mủ cao su tiếp tục tăng hoặc neo ở mức cao. Dự báo, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các thị trường lớn sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam.

Động lực nào thúc đẩy xuất khẩu cao su?

EU, một trong các thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Với Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - EU (EVFTA) được coi là cơ hội để nông sản Việt, đặc biệt là ngành cao su liên kết sâu rộng vào thị trường lớn, có giá bán cao...

tm-img-alt

Với EVFTA, cao su tổng hợp và các chất dẫn xuất sẽ không có lợi thế mới vì thuế suất đã đang là 0%. Tuy nhiên, các loại ống ghép nối bằng cao su và lốp cao su được miễn thuế ngay lập tức từ mức 3% - 4,5% trước đây. Băng tải, băng truyền, hoặc đai tải bằng cao su sẽ được giảm theo kỳ hạn 5 năm từ 6,5%. Đây là động lực thúc đẩy xuất khẩu cao su và sản phẩm từ cao su.

Tại thị trường EU, ngành công nghiệp - sản xuất - tiêu dùng đang phát triển mạnh mẽ, nhu cầu tiêu thụ của EU đối với cao su và các sản phẩm từ cao su rất lớn, đặc biệt là các chủng loại cao su cao cấp (SVR CV) và chủng loại SVR 10, SVR 20. Dự báo đà tăng trưởng nối tiếp của mặt hàng này trong những năm tiếp theo.

Tuy nhiên, các yêu cầu về tính hợp pháp và bền vững tại thị trường này đối với các sản phẩm ngày càng chặt chẽ hơn cả từ khía cạnh quản lý và thị trường. Để đáp ứng yêu cầu của thị trường EU, ngành cao su cần hướng tới mục tiêu sản xuất cao su bền vững theo tiêu chuẩn của FSC.

Hiện Việt Nam đang là nước đứng thứ 4 trên thế giới về xuất khẩu cao su nhưng vẫn đang phải đối mặt với một số áp lực để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu cho các sản phẩm cao su thiên nhiên. Các công ty cao su Việt Nam vẫn cần nỗ lực hơn nữa để đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn để mở rộng thị trường xuất khẩu.

Đại diện Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết đang đẩy mạnh việc cấp nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam/Việt Nam Rubber”. Đây là một trong những việc làm cần thiết bên cạnh việc nâng chất lượng trồng và chế biến cao su nhằm hướng đến xây dựng thương hiệu cho cao su Việt Nam.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc mua đến 74,3% sản lượng cao su của Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu quay đầu giảm 320 đồng/lít
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 giảm 310 đồng/lít, giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, giá bán là 24.910 đồng/lít.
HoSE lên tiếng sau sự cố nghẽn lệnh
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết, hiện đang phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận hành hệ thống để kiểm tra, xác định nguyên nhân.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023