0915 15 67 76 [email protected]
Thứ bảy, 04/12/2021 15:30 (GMT+7)

Xuất nhập khẩu gỗ Việt Nam - Trung Quốc sẽ cân bằng trong tương lai không xa

Cơ cấu xuất khẩu của các nhóm hàng gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc thay đổi rất mạnh, doanh nghiệp Việt bị cạnh tranh trên sân nhà.

Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu thuộc Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) và Tổ chức Forest Trends, dựa trên số liệu của Tổng cục Hải quan, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc của Việt Nam có nhiều sự thay đổi trong thời gian gần đây.

tm-img-alt

Các mặt hàng như sản phẩm gỗ, gỗ tròn, gỗ xẻ giảm mạnh, trong khi ván bóc và dăm gỗ tăng mạnh. Trong 9 tháng năm 2021, lượng xuất khẩu của ván bóc hàng này đã tăng trên 116% so với tổng lượng xuất của cả năm ngoái.

TS Tô Xuân Phúc – Chuyên gia phân tích Tổ chức Forest Trends cho biết: “Năm 2020 tỉ trọng xuất khẩu mặt  hàng này chiếm trên 81% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tất cả các mặt hàng, tăng gần 10% so với tỉ trọng của năm 2018. Trong 9 tháng đầu năm nay, tỉ trọng xuất khẩu dăm gỗ có giảm so với mức năm ngoái, nhưng không đáng kể”. 

Hiện nay, các mặt hàng gỗ Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc đa dạng hơn các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này. Ba mặt hàng có lượng nhập tăng nhanh nhất là gỗ dán, ván bóc/lạng và ván sợi.

Trong thời gian qua, thặng dư thương mại gỗ của Việt Nam luôn ở vị thế xuất siêu. Tuy nhiên, gần đây quy mô của thặng dư đang dần bị thu hẹp, giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc từ năm 2018 đến nay có dấu hiệu giảm, trong khi kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng gỗ vào Việt Nam từ thị trường này đang tăng rất mạnh. Nếu động lực xuất - nhập khẩu giữa 2 quốc gia duy trì như hiện nay, cán cân thương mại sẽ đạt tới vị trí cân bằng trong tương lai không xa.

tm-img-alt

Trung Quốc tăng trưởng mạnh trong thời gian gần đây. Ván bóc được làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất các loại ván. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp chế biến trong nước đang gặp nhiều khó khăn và rủi ro khi thu mua nguyên liệu. Nguyên nhân bởi đang có sự cạnh tranh trực tiếp giữa các doanh nhân Trung Quốc và các đơn vị thu mua ván bóc của Việt Nam tại chính thị trường Việt Nam. Mạng lưới thương nhân Trung Quốc hiện đã phủ tới các xưởng ván bóc ở các tỉnh phía Bắc như Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ… để thu mua nguyên liệu, gây khó khăn về nguyên liệu cho các đơn vị thu mua của Việt Nam.

Các mặt hàng chủ lực Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc bao gồm ván bóc/ván lạng, sản phẩm gỗ và gỗ dán là nhóm mặt hàng tiềm ẩn rủi ro về tính pháp lý và nguồn gốc xuất xứ. Các loại ván bóc/ván lạng nhập khẩu này chủ yếu làm từ các loài gỗ như bạch dương có nguồn gốc từ Nga và một số nước Châu Âu, Mỹ;  gỗ okoume có nguồn gốc từ Châu Phi và gỗ bintangor hoặc trám hồng… Các mặt hàng này nhập khẩu vào Việt Nam được sử dụng làm lớp mặt cho các loại ván, sau đó được đưa vào sản xuất gỗ dán để xuất khẩu sang các thị trường như Hàn Quốc, Ấn Độ, hoặc chế biến tạo sản phẩm như tủ, bàn ghế xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU và để sản xuất sản phẩm phục vụ thị trường trong nước.

Tổ chức Forest Trends và Viforest đã nhiều lần khuyến nghị các doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng này bởi nó ẩn chứa rất nhiều rủi ro về mặt pháp lý, nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào.

Bạn đang đọc bài viết Xuất nhập khẩu gỗ Việt Nam - Trung Quốc sẽ cân bằng trong tương lai không xa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

HoSE lên tiếng sau sự cố nghẽn lệnh
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết, hiện đang phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận hành hệ thống để kiểm tra, xác định nguyên nhân.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.