0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ ba, 19/10/2021 07:15 (GMT+7)

‘Vua hàng hiệu' Johnathan Hạnh Nguyễn đề nghị Bộ GTVT hướng dẫn thủ tục lập hãng bay

Chủ tịch của IPP Air Cargo vừa có văn bản đề nghị Bộ GTVT hướng dẫn các bước chuẩn bị và thủ tục lập hãng hàng không để sẵn sàng khi thị trường mở cửa vào năm 2022.

Trong văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), ông Johnathan Hạnh Nguyễn chia sẻ mong muốn được cơ quan này hướng dẫn các thủ tục thành lập hãng hàng không chuyên biệt vận chuyển hàng hóa.

Chủ tịch của IPP Air Cargo khẳng định hoàn toàn đồng tình với quyết định của Cục Hàng không và Bộ Giao thông Vận tải khi không cấp phép cho hãng bay mới cho tới khi kiểm soát được dịch Covid-19 và thị trường hàng không nội địa phục hồi.

tm-img-alt
CTCP IPP Air Cargo muốn thành lập 1 hãng hàng không vận tải hàng hóa hoạt động trong phạm vi nội địa và quốc tế với tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng

Chiến lược của IPP Air Cargo là thành lập một hãng hàng không chuyên biệt vận chuyển hàng hóa, góp phần tăng giá trị cạnh tranh của các hãng hàng không hàng hóa của Việt Nam trên các đường bay quốc tế.

Ông cho rằng việc này sẽ góp phần vào sự phát triển chung của ngành hàng không Việt Nam cũng như góp phần bình ổn giá cước vận chuyển hàng hóa, ổn định chi phí hàng hóa, nguyên vật liệu, giảm thiểu việc ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu, nguy cơ lạm phát và góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế.

Trong lúc chờ thị trường hàng không phục hồi (dự kiến năm 2022), IPP Air Cargo đề xuất Bộ GTVT có văn bản hướng dẫn các thủ tục xin cấp phép bay và các công tác chuẩn bị về điều kiện an toàn bay theo quy định hiện hành.

Sau khi nhận được văn bản hướng dẫn của Bộ GTVT, doanh nghiệp sẽ khẩn trương hoàn thành các bước chuẩn bị và thủ tục để xin cấp phép theo quy định trong năm 2022.

Trước đó, ông chủ của IPP Air Cargo thông tin đã đạt thỏa thuận mua 10 chiếc Boeing 777 Freighter trị giá 3,5 tỷ USD để lập hãng bay chở hàng sau dịch.

Thông tin tới báo chí, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết số máy bay này là đặt hàng trước và khi được cơ quan chức năng cấp phép, IPP Air Cargo sẽ có sẵn đội bay hùng hậu để triển khai kinh doanh, đồng thời đưa hãng bay này thành hãng hàng không vận tải hàng hóa lớn bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á.

"Chúng tôi mua không phải để bay luôn vì đặt hàng xong cũng phải 2 - 3 năm nữa mới nhận bàn giao máy bay. IPP Air Cargo cũng hướng tới mua mới dòng Boeing 777 Freighter để làm lớn ngay từ đầu thay vì sử dụng các dòng máy bay vận tải hành khách tháo ghế hoán cải thành máy bay chở hàng", ông Johnathan Hạnh Nguyễn nói.

Vào giữa tháng 6/2021, Công ty cổ phần IPP Air Cargo do ông Nguyễn Hạnh làm Chủ tịch có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc thành lập mới hãng hàng không vận chuyển hàng hóa.

Mục tiêu của Công ty cổ phần IPP Air Cargo là thành lập 1 hãng hàng không vận tải hàng hóa hoạt động trong phạm vi nội địa và quốc tế. Dự án này có tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng, tương đương 100 triệu USD, trong đó 30% là vốn chủ sở hữu và 70% còn lại là huy động từ các nguồn hợp pháp khác.

Nếu được cấp phép, trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, IPP Air Cargo sẽ khai thác 5 tàu bay hàng hoá, sau đó tăng lên 7 chiếc vào năm thứ hai và 10 chiếc vào năm thứ 3. Hãng lên kế hoạch vận chuyển khoảng 115.000 tấn hàng hóa, đạt doanh thu 71 triệu USD. IPP Air Cargo dự kiến bắt đầu có lãi từ năm thứ 4 kể từ khi cất cánh chuyến bay đầu tiên.

IPP Air Cargo hy vọng được phê duyệt dự án đầu tư, lấy được giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không vào quý III/2021; lấy chứng chỉ nhà khai thác vào quý V/2021; thực hiện chuyến bay thương mại vào quý II/2022.

Bạn đang đọc bài viết ‘Vua hàng hiệu' Johnathan Hạnh Nguyễn đề nghị Bộ GTVT hướng dẫn thủ tục lập hãng bay. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Hơn 100 doanh nghiệp tham gia triển lãm Thang máy Quốc tế 2024
Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 14-16/11 với nhiều hoạt động hoạt động như: Lễ khai mạc; phiên bình chọn sản phẩm xuất sắc; thảo luận mở trong “Hội nghị kết nối sản phẩm và công nghệ thang máy”…
Doanh nghiệp rất khó để tiếp cận các nguồn vốn xanh
Đại biểu Quốc hội cho biết, thực tiễn thì còn rất nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực cần chuyển từ nâu sang xanh trong bối cảnh chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai và biến đổi khí hậu thì lại có rất ít thông tin và rất khó để tiếp cận các nguồn vốn xanh.

Tin mới