0915 15 67 76 [email protected]
Thứ năm, 23/09/2021 11:05 (GMT+7)

Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư quan trọng của Nhật Bản bất chấp dịch bệnh Covid-19

Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài (FDI) lớn thứ 2 với 4.690 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký là 62,9 tỷ USD, chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. 

tm-img-alt
Công nhân sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH điện tử Canon (Khu công nghiệp Phố nối A, huyện Văn Lâm, Hưng Yên) có vốn đầu tư Nhật Bản. 

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2020, 2021 do ảnh hưởng của do đại dịch Covid-19 bùng phát nên gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, Việt Nam đã cố gắng nỗ lực duy trì việc thu hút vốn đầu tư trong và cả ngoài nước cả về chất và lượng. Nhiều nhà đầu tư vẫn duy trì hoạt động đầu tư, trong đó Nhật Bản là nhà đầu tư lớn duy nhất tăng trưởng vốn đầu tư.

Tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Theo ông Tạ Đức Minh, tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản dẫn số liệu từ Bộ KHĐT cho biết, trong 8 tháng đầu 2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn - mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 19,1 tỷ USD, bằng 97,9% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó vốn đăng ký mới tiếp tục duy trì đà tăng, vốn điều chỉnh tăng nhẹ trở lại sau khi giảm trong 7 tháng và góp vốn - mua cổ phần dù tiếp tục giảm song mức giảm cũng đang được cải thiện.

tm-img-alt
Hội thảo trực tuyến “Kết nối Đầu tư Việt Nam – Nhật Bản” ngày 22/9/2021

Các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đang tập trung đầu tư vào 58 tỉnh, thành phố trên cả nước. Xếp theo thứ tự: (1) Long An: tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3,6 tỷ USD, chiếm 18,9% tổng vốn đầu tư đăng ký; (2) TP. HCM: gầ.n 2,2 tỷ USD, chiếm 11,4%; (3) Bình Dương: gần 1,7 tỷ USD, chiếm 8,7%. Tiếp theo lần lượt là Cần Thơ, Hải Phòng, Hà Nội…

Nếu xét về số dự án, các nhà ĐTNN vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như TP. HCM, Hà Nội, Bắc Ninh... Trong đó, TP. HCM dẫn đầu về số dự án mới (tỷ trọng 34%), số lượt dự án điều chỉnh (18,3%) và góp vốn – mua cổ phần (59,8%); Hà Nội xếp thứ 2 về số dự án mới (21,5%), số lượt dự án điều chỉnh (14,2%) và góp vốn – mua cổ phần (12,1%).

Cũng theo thống kê, trong 8 tháng qua, ước tính các dự án đã giải ngân được 11,6 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020. Dịch Covid-19 hiện vẫn đang diễn biến phức tạp dẫn tới một số nhà máy bị ngưng hoặc giảm công suất, vốn thực hiện trong tháng 8/2021 giảm 12,2% so với tháng 8/2020 và giảm 14,3% so với tháng 7/2021. Tuy nhiên tính lũy kế 8 tháng vẫn có sự tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2020.

Có thể thấy tính đến thời điểm này của năm 2021, dòng vốn đầu tư FDI từ nước ngoài vào Việt Nam không nằm ngoài xu hướng ảm đạm, suy giảm chung của dòng vốn đầu tư FDI trên thế giới (do các tác động xấu từ dịch Covid-19).

Tuy nhiên lượng vốn FDI vào Việt Nam nói chung chỉ suy giảm ở mức thấp so với cùng kỳ 2020, trong khi vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam nói riêng lại có sự gia tăng.

Nhật Bản-quốc gia duy nhất tăng vốn đầu tư

Theo ông Tạ Đức Minh, hiện Nhật Bản là đối tác Thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam với tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 đạt 40 tỷ USD; trong 7 tháng đầu năm 2021, kim ngạch XNK của Việt Nam với Nhật Bản đạt 24,5 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Về đầu tư, Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài (FDI) lớn thứ 2 với 4.690 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký là 62,9 tỷ USD, chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Trong 8 tháng đầu năm 2021, trong số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, Nhật Bản có vốn đầu tư trên 3,2 tỷ USD, chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư, tăng 94,9% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ sau Singapore với tổng vốn đầu tư trên 6,2 tỷ USD. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây, thời gian này chỉ có Nhật Bản là tăng vốn đầu tư, còn Singapore và các đối tác lớn khác như Hàn Quốc…đều có có xu hướng giảm vốn đầu tư.

Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài

Để níu chân và thu hút thêm nhiều nhà ĐTNN, bên cạnh việc tiếp tục nâng cao hiệu quả chính sách, hoàn thiện môi trường đầu tư, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam cũng cần có sự linh hoạt hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Trong đó không chỉ cần đẩy mạnh tốc độ và hiệu quả tiêm vaccine cho người lao động, giãn thuế - giảm thuế nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp ổn định sản xuất trở lại, sớm giải quyết các khó khăn về logistic và chuỗi cung ứng, giảm thiểu tối đa những tác hại bất lợi từ dịch Covid-19, Chính phủ cũng nên xem xét giảm thời gian giãn cách, đồng thời tạo thuận lợi để các chuyên gia, nhà ĐTNN đến Việt Nam làm việc, khảo sát môi trường đầu tư và triển khai dự án. “Trong nguy có cơ”, Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát là có thể nhanh chóng hồi phục sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư trong bối cảnh các nhà ĐTNN đang tìm kiếm một điểm đến đầu tư an toàn và hiệu quả./.

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư quan trọng của Nhật Bản bất chấp dịch bệnh Covid-19. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Điện gió ngoài khơi ở Đài Loan và cơ hội tham gia của Việt Nam
Để hiểu thêm về phát triển điện gió ngoài khơi ở Đài Loan, chuyên gia cập nhật những dữ liệu liên quan đến tiềm năng, chính sách phát triển điện gió ngoài khơi khu vực này, đặc biệt là cơ hội tham gia làm nhà thầu chế tạo cơ khí, xây lắp... của Việt Nam.
Vốn FDI vào bất động sản tăng gần 2 lần
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản tiếp tục trụ hạng ở vị trí thứ 2 trong danh sách các ngành thu hút vốn đầu tư FDI trong 9 tháng qua với hơn 3,5 tỷ USD, chiếm gần 19% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Dòng vốn FDI kì vọng khởi sắc và bứt phá trong năm 2022
Năm 2022, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam được kỳ vọng sẽ khởi sắc trở lại nhờ những chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn và chủ trương mở cửa trở lại nền kinh tế sau hai năm đóng cửa bởi dịch bệnh Covid-19.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023