0915 15 67 76 [email protected]
Thứ tư, 17/11/2021 13:17 (GMT+7)

Việt Nam ghi nhận áp lực rút vốn ở mức 10 triệu USD

Trong tuần qua, Việt Nam ghi nhận áp lực rút vốn ở mức 10 triệu USD, đứng thứ 2 trong danh sách vốn rút khỏi ATF Đông Nam Á . Đáng chú ý, hoạt động rút vốn lan rộng trên các ETFs chủ đạo có thành phần là cổ phiếu vốn hóa lớn.

tm-img-alt
Việt Nam ghi nhận áp lực rút vốn ở mức 10 triệu USD.

Thống kê từ Chứng khoán KIS cho thấy, trong tuần trước (8-12/11), hoạt động bán từ khối ngoại tiếp tục chiếm ưu thế. Giá trị bán ròng ghi nhận ở mức 1.365 tỷ đồng. Áp lực bán tiếp tục lan rộng trên Bất động sản và Nguyên vật liệu, tập trung trên NLG, DXG, NVL, HPG, và HSG trong khi KDH và VHM được mua ròng. Bên cạnh đó, hoạt động bán ròng đã quay trở lại trên lĩnh vực Công nghiệp, chủ yếu đến từ VJC và GEX.

Ngược lại, Tài chính thu hút phần lớn hoạt động mua từ khối ngoại, tập trung trên CTG, STB, và VCB. Tiêu dùng không thiết yếu và dịch vụ tiện ích tiếp tục nhận được lực cầu ngoài khi PHR và GAS được mua ròng mạnh.

Đối với ETF, tại Đông Nam Á, dòng vốn tiêu cực lan tỏa. Ghi nhận ở mức 55 triệu USD, cao nhất trong 6 tháng vừa qua. Quốc gia chịu áp lực rút vốn lớn nhất là Singapore, tiếp đến là Vietnam, Thailand, và Malaysia.

Riêng với Việt Nam, ghi nhận áp lực rút vốn trong tuần qua, ở mức 10 triệu USD. Đáng chú ý, hoạt động rút vốn lan rộng trên các ETFs chủ đạo có thành phần là cổ phiếu vốn hóa lớn.

Theo thống kê, dòng vốn tiêu cực ghi nhận trên VFMVN30 ETF rút ròng 2,8 triệu USD; MAFM VN30 ETF rút ròng 3,5 triệu USD; và SSIAM VN30 ETF rút ròng 0,6 triệu USD; Fubon FTSE ETF rút ròng 1,3 triệu USD; X FTSE SWAP rút 3,2 triệu USD. Điều này hàm ý rằng dòng vốn đã bắt đầu thoát khỏi cái nhóm cổ phiếu dẩn dắt và dòng tiền hiện tại đang bất ổn định.

Có nhiều ý kiến cho rằng, ròng vốn ETF sẽ đảo chiều vào Việt Nam trong những tháng cuối năm 2021. SSI mới đây cũng cho rằng xu hướng rút vốn của các quỹ ETF có thể sẽ được cải thiện trong 2 tháng cuối năm khi tỷ lệ tiêm chủng tại Việt Nam đã đạt mức tương đối cao và sự khôi phục trở lại của hoạt động sản xuất.

Theo đó, dòng vốn đầu tư sẽ được giải ngân trong giai đoạn cuối năm. Cụ thể, trong 4 năm trở lại đây, ngoại trừ năm 2018 (xu hướng rút ròng ở thị trường mới nổi khi FED tăng lãi suất), các quỹ ETF và chủ động đều mua ròng trong 2 tháng cuối năm.

Bên cạnh đó, nền tảng vĩ mô của Việt Nam vẫn được duy trì trong dài hạn và kỳ vọng thị trường Việt Nam được nâng hạng trong 2023 – 2025 sẽ là động lực giúp dòng vốn từ các quỹ chủ động quay trở lại trong năm 2022.

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam ghi nhận áp lực rút vốn ở mức 10 triệu USD. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu quay đầu giảm 320 đồng/lít
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 giảm 310 đồng/lít, giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, giá bán là 24.910 đồng/lít.
HoSE lên tiếng sau sự cố nghẽn lệnh
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết, hiện đang phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận hành hệ thống để kiểm tra, xác định nguyên nhân.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023